Tin tức

Kho bán lẻ Sự cấp thiết và Cách quản trị thông minh

17:10 PM, 21/02/2023

Thương mại điện tử gia tăng và các cửa hàng bán lẻ trực tuyến cần không gian để lưu trữ đóng gói và quản lý xuất nhập cho hàng tồn kho. Cũng như sự cấp thiết đến từ thị trường chuỗi cung ứng sẵn sàng phân phối cho khách hàng mọi lúc mọi nơi. Chính những cơ sở này dẫn đến việc hình thành một mô hình kho mới, kho bán lẻ.

Kho bán lẻ là gì? Chúng hoạt động như thế nào? Bài viết là bức tranh toàn diện cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về loại kho này.

kho hàng bán lẻ
 

Kho bán lẻ là gì?

Các kho bán lẻ ngày nay đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng và là cốt lõi trong mọi hoạt động kinh doanh. Kho đề cập đến không gian lưu trữ hàng tồn kho nhằm phục vụ các chức năng quan trọng của chuỗi cung ứng bán lẻ. Tư lưu trữ, đóng gói đến hỗ trợ vận chuyển đều được tổ chức hoàn hảo.

Một nhà kho được tổ chức theo phương thức tiếp cận tối ưu, đồng nghĩa đáp ứng các đơn hàng một cách hiệu quả và chất lượng mà không phải đối mặt với tình trạng hết hàng.

Kho bán lẻ luôn luôn là một mắt xích quan trọng của quy trình quản trị hàng bán lẻ, dù hoạt động dưới quy mô, ngành hàng nào. Chúng thiết lập một không gian cho ngành hàng hoạt động hiệu quả hơn và quan trọng là tối ưu hơn về lợi nhuận.

Lợi ích của kho bán lẻ

Đi kèm với nhiều lợi ích, kho bán lẻ trở thành một giải pháp lưu trữ cấp thiết:

1. Tăng lưu trữ

Không ít doanh nghiệp bán lẻ phải đối mặt với trở ngại trong việc tìm kiếm không gian kho đủ để chứa hàng. Nhất là những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Thiếu chủ động dung lượng lưu kho có thể khiến các đơn đặt hàng trở nên khó khăn hơn trong quá trình hoàn thiện.

2. Tối ưu phương án vận chuyển

Kho hàng bán lẻ là nơi tập hợp hàng hóa và chuẩn bị cho khâu vận chuyển. Các nhà kho tổ chức một điểm tập kích hàng hóa thuận tiện để dễ đóng gói và phân phối.

3. Lý tưởng hóa quy trình quản lý

Bằng cách tổ chức kho bảo quản chuyên nghiệp, đơn vị có cơ sở phát hiện và cải thiện quy trình thực hiện ngay khi phát hiện những điểm bất thường trong công tác tổ chức.

4. Bảo đảm chất lượng nguồn hàng

Thực hiện phương án đảm bảo an toàn cho tất cả hàng hóa được lưu trữ, kho bán lẻ bảo vệ hàng tồn kho chống lại nguy cơ hư hỏng hay trộm cắp. Giảm khả năng hư hỏng cùng các tai nạn tiềm ẩn khác.

kho bán lẻ
 

Các loại kho hàng bán lẻ hiện nay

1. Kho tư nhân

Kho tư nhân hay còn được biết đến là kho độc quyền, được sở hữu và vận hành bởi các công ty tư nhân. Là không gian riêng cho các nhà bán lẻ.

Kho tốn kém hơn so với kho công cộng. Cấu trúc yêu cầu một lượng vốn trả trước để xây dựng và duy trì môi trường lưu trữ ổn định.

2. Kho công cộng

Không như kho tư nhân hay hợp tác xã, cấu trúc kho này do bên thứ ba sở hữu và vận hành. Cho phép bất kỳ nhà bán lẻ nào thuê và vận hành.

Tuy không sở hữu cơ sở vật chất hiện đại như kho tư nhân, nhưng kho công cộng là phương án giúp nhiều doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí. Bởi ngân sách cho việc thuê và sử dụng loại kho này là tương đối rẻ so với các kho khác.

3. Kho thông minh

Ứng dụng công nghệ AI tiên tiến vào trong quản trị kho để hoàn thành các nghiệp vụ lưu trữ và quản lý trong điều kiện lý tưởng ngày càng trở nên phổ biến.

Kho thông minh sử dụng các công nghệ tự động hóa để vận chuyển, đóng gói hoặc lưu trữ hàng hóa. Hạn chế lỗi của con người tăng tốc độ thực hiện đơn hàng. Cho phép chứa và bảo quản khoa học nhiều loại hàng hóa trong cùng một không gian.

Không như các kho truyền thống, cấu trúc kho hiện đại thiết lập phương án lưu trữ chuyên nghiệp để phù hợp với nhiều ứng dụng ngành hàng. Không gian tăng lên đồng nghĩa với việc có thể tối ưu khả năng tồn trữ hàng tồn kho, xây dựng chuỗi cung ứng ổn định.

Việc quản lý có thể trở nên dễ dàng hơn khi doanh nghiệp sở hữu không gian riêng để chứa hàng.

4. Kho hợp tác xã

Kho hợp tác xã được hình thành và vận hành bởi các chủ thể kinh doanh. Kho được hình thành để các thành viên được sử dụng chung, căn cứ trên quyền và nghĩa vụ xác định trước đó.

kho hàng bán lẻ
 

Các hạng mục chính của quản trị kho bán lẻ

Hàng tồn kho có điều kiện mở rộng ngay khi thị trường có tiềm năng nếu kho hàng thực hiện đủ 3 hạng mục dưới đây:

1. Quản trị hàng tồn kho

Một trong những thách thức lớn nhất mà hầu hết các kho bán lẻ đang đối mặt là quản lý hàng tồn kho. Quản lý hàng tồn kho đặt ra những thách thức về không gian lưu trữ và các vấn đề với tổ chức, loại bỏ tình trạng hết hàng và tối ưu quy trình thực hiện.

Mặc dù kho bán lẻ tập trung vào chức năng lưu kho, nhưng vẫn chịu trách nhiệm cho việc tổ chức không gian bán hàng luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Lưu ý, số lượng hàng tồn kho không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng dẫn đến lượng tồn kho lớn tốn dung lượng sàn, kéo theo đó là sự gia tăng về mặt chi phí bảo quản.

Dưới đây là một số cách để quản trị hàng tồn kho hiệu quả:

  • Thiết kế đủ không gian dự trữ an toàn
  • Luôn cập nhật những xu hướng tiêu dùng mới, tồn kho thông minh
  • Tồn kho không chỉ đúng mặt hàng, đúng số lượng. Mà còn là đúng thời gian để tối ưu chi phí
  • Theo dõi hàng tồn kho và quy trình thực hiện đơn hàng để biết trong trường hợp nào cần bổ sung và tránh hết hàng
  • Giữ mức lưu kho tối thiểu
  • Phần mềm quản lý tự động, cập nhật và xử lý thông tin một cách đầy đủ và thông minh. Đảm bảo các hạng mục hoạt động đều được cập nhật chính xác.

2. Quản trị Logistics Ngược - Quản trị Hàng trả lại

Hàng trả lại là một hạng mục không được mong đợi trong bất kỳ hoạt động kinh doanh. Logistics Ngược phản ánh khách hàng sẽ trả lại hàng vì nhiều lý do. Vấn đề quan trọng là doanh nghiệp có phương án xử lý như thế nào và duy trì hoạt động kinh doanh ra sao?

Một trong những cách xử lý thành công hàng hóa bị trả lại là coi chúng như những sản phẩm "có giá trị", cần được tiếp tục bảo quản đúng cách. Sau quá trình xem xét thận trọng, quyết định xem hàng hóa có nên bị tiêu hủy hay không.

Đứng trên góc độ người tiêu dùng, không ai muốn một quy trình đổi trả quá phức tạp. Để đáp ứng chuỗi cung ứng mở rộng, kho bán lẻ cần có quy trình làm việc hoàn chỉnh

và một không gian đảm bảo để các đơn đặt hàng được thực hiện một cách nhanh chóng và kịp thời. Cơ hội thành công sẽ cao, nếu nhà kho đáp ứng tiêu chuẩn về không gian lưu trữ cho hàng bị trả lại.

3. Hoàn thiện kế hoạch vận hành

Giao hàng chậm trễ hoặc vận chuyển sản phẩm không đạt yêu cầu có thể khiến hoạt động cung ứng không đạt kỳ vọng. Do đó, hãy chắc chắn rằng chuỗi cung ứng trong kho được vận hành theo một quy trình hoàn chỉnh. Đương nhiên, để làm tốt hạng mục này chúng cần một không gian bố trí chuyên nghiệp để có thể đáp ứng số lượng lớn đơn đặt hàng.

Bài viết đã cung cấp đảy đủ thông tin về kho bán lẻ và cách chúng hoạt động để tác động đến hiệu quả vận hành chuỗi cung ứng. Với cơ sở thông tin trên, hy vọng có thể giúp bạn ra quyết định tùy chọn kho nào phù hợp với mình bạn nhé!

Ý kiến của bạn