Logistics là gì?
Điều đầu tiên mà các bạn cần phải nắm được khi muốn gia nhập vào ngành logistic đó chính là khái niệm của logistics. Logistics là gì? Đây đã từng là câu hỏi của đại đa số các bạn học viên, sinh viên trong ngành cũng như nhiều người đang làm trong lĩnh vực này. Thực tế, logistics là một ngành nghề xuất hiện khá lâu trước đây nhưng cho đến hiện tại mới nhận được sự quan tâm của giới trẻ.
Logistics là gì? Logistics là khái niệm vô cùng trừu tượng
Theo đó, theo lý thuyết kinh tế, logistics được cho là một chuỗi các hoạt động hậu cần như vận chuyển hàng hóa, lưu trữ hàng hóa, đóng gói, thủ tục giấy tờ lưu thông… Các hoạt động này đều nhắm tới mục đích là đưa hàng hóa từ nhà sản xuất tới khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Hiện nay, hoạt động logistics đang có mặt ở hầu hết các doanh nghiệp. Hoạt động này giúp cho việc cung cấp hàng hóa đến khách hàng của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi hơn đồng thời tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn cho doanh nghiệp. Mỗi một hoạt động trong ngành logistics đều có tác động không nhỏ tới tổng thể quá trình vận hành của doanh nghiệp.
Xem thêm: Chuỗi cung ứng là gì? Quy trình cơ bản của một chuỗi cung ứng
Thu nhập ngành logistic cao hay thấp?
Khoảng 20 năm trước, ngành logistics chưa thực sự để lại dấu ấn đối với chúng ta mặc dù nó đã tồn tại và đóng góp rất lớn vào hoạt động của doanh nghiệp. Cho tới 5 năm trở lại đây, ngành logistics mới bắt đầu trở lại và được nhiều người quan tâm. Theo báo cáo thống kê quốc gia, ngành logistics đã có tốc độ phát triển rất nhanh trong 5 năm trở lại đây, con số này lên đến 40%. Có hơn 30% doanh nghiệp hiện nay đã áp dụng quy trình logistic để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
Các doanh nghiệp đang rất cần những nhân tài của ngành logistics
Trong tương lai, ngành logistics sẽ còn mang tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hơn. Nắm được điều này mà năm nay, đầu vào ngành này của các trường đại học đã tăng đột biến với số điểm không hề thấp. Câu hỏi đặt ra, mặc dù có tầm quan trọng không thể phủ nhận đối với các doanh nghiệp nhưng liệu mức lương của những nhân viên thuộc ngành này có cao như chúng ta vẫn nghĩ?
Thực tế, nhân lực ngành logistics hiện đang rất khan hiếm. Tính sơ qua, Việt Nam cần khoảng 20.000 nhân sự ngành logistics nữa trong năm nay và còn tăng thêm trong những năm tới. Do sự khan hiếm trong nhân sự ngành này mà các doanh nghiệp sẵn sàng chi trả một mức lương cao để đảm bảo giữ được nhân sự logistics cho doanh nghiệp của mình.
Mức lương mà doanh nghiệp có thể chi trả cho nhân sự ngành này là khá cao
So với mức lương của các ngành khác, mức lương của ngành này được cho là khá cao. Đó cũng chính là lý do mà tại sao mức điểm thi đại học của ngành logistics năm nay lại cao đột biến. Ở các trường top như Kinh tế quốc dân, Kinh tế quốc gia, Ngoại thương, số điểm đầu vào ngành này gần như xếp hạng đầu tiên.
Tuy nhiên, mức lương cao thì đồng nghĩa với áp lực công việc rất lớn. Do đó, để chuẩn bị tinh thần, có lẽ những bạn sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường cần tranh thủ trau dồi thêm thật nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế. Đặc biệt, các bạn phải hiểu được sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ làm được những công việc như thế nào nhé.
Học Logistics ra thì làm gì?
Nếu bạn chưa biết học logistics sau này sẽ làm gì thì đây chính là một vài vị trí mà các bạn có thể tham khảo. Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành logistics, tùy theo kinh nghiệm của mình mà các bạn có thể lựa chọn một trong những vị trí sau:
Có rất nhiều vị trí mà các bạn có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp ngành logistic
Sau khi lựa chọn được vị trí, các bạn cần phải nắm được con đường thăng tiến của mình về sau.
Con đường thăng tiến trong ngành logisticsCon đường thăng tiến của ngành logistics cũng tương tự như trong các ngành khác. Bạn sẽ bắt đầu với vị trí nhân viên thông thường và tiến dần tới vị trí giám đốc. Theo đó, con đường thăng tiến sẽ diễn ra như sau:
Logistics Officer – Logistics Supervisor – Logistics Manager - Logistics Director – Supply Chain Director
Theo đó, vị trí Logistics Officer thường sẽ được chi trả mức lương dao động từ 300 – 700 USD, tương tự Logistics Supervisor được chi trả mức lương dao động từ 1000 – 1500 USD, Logistics Manager được chi trả mức lương dao động từ 1000 – 4000 USD, Logistics Director được chi trả mức lương dao động từ 4000 – 6000 USD và Supply Chain Director được chi trả mức lương dao động từ 5000 – 7000 USD.
Hy vọng với những chia sẻ của kệ kho hàng Eurorack về logistics, cũng như mức lương, vị trí có thể đảm nhận của ngành logistics trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành này!