Lợi nhuận gộp là một trong những thuật ngữ rất quen thuộc trong các văn bản báo cáo về kinh tế của các đơn vị tổ chức cá nhân. Tuy nhiên, để hiểu rõ ràng và chi tiết về lợi nhuận gộp là gì thì không phải ai cũng nắm được. Thậm chí nhiều người trong ngành cũng có thể chưa nắm được toàn vẹn dù thuật ngữ này được sử dụng rất nhiều trong các báo cáo kinh doanh của công ty, tổ chức. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các khái niệm cũng như cách tính lợi nhuận gộp chính xác nhất.
Lợi nhuận gộp hay còn được gọi với rất nhiều cái tên khác nhau như tổng lợi nhuận, lợi nhuận bán hàng hay doanh số bán hàng tín dụng, thuật ngữ tiếng anh là gross profit. Chúng được hiểu một cách đơn giản đó chính là giá trị chênh lệch của chi phí cho sản phẩm và doanh thu bán ra thị trường.
Hơn thế nữa, bạn có thể hiểu một cách cụ thể hơn nữa tổng lợi nhuận là khoản lãi suất bạn có được sau khi khấu trừ các chi phí để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ. Chúng thường xuất hiện trong những bảng sao kê thu nhập sản phẩm, dịch vụ của các công ty.
Các chi phí khấu trừ trong tổng lợi nhuận có thể là giá trị của nguyên liệu để tạo ra sản phẩm (bao gồm cả phí vận chuyển). Có thể đó là chi phí nhân công, chi phí hao hụt, phí nhập kho và nhiều phí khác nhau.
Cách tính tổng lợi nhuận không quá khó và các bạn có thể tính theo những phương pháp sau đây.
Tổng lợi nhuận thường được tính bằng cách lấy sản phẩm bán ra được từ đi số vốn tạo ra sản phẩm. Chúng được thể hiện rõ ràng trong công thức sau đây:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu - giá vốn hàng bán
Bạn có thể hiểu thông qua ví dụ cụ thể sau: Bạn tạo ra một chiếc khăn và bán nó với giá 100 ngàn đồng. Trong khi đó chi phí cho sản phẩm này gồm vải, chỉ, màu nhuộm chi phí cho công nhân may… là 80 ngàn. Như vậy tổng lợi nhuận bạn đạt được chỉ là 100 - 80 = 20 ngàn bạn nhận được.
Với cách tính này bạn sẽ biết được doanh thu mà công ty thu về được. Đồng thời, với tổng lợi nhuận cũng giúp các đơn vị, doanh nghiệp cùng lĩnh vực với nhau so sánh về hiệu quả kinh doanh. Trường hợp, hệ số lợi nhuận của đơn vị càng cao thì lãi của công ty đó càng lớn và ngược lại. Không chỉ vậy, hệ số biên lợi nhuận gộp của đơn vị đó càng lớn thì đồng nghĩa với việc quản lý, kiểm soát về các chi phí của đơn vị đó tốt hơn.
Hệ số biên tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp được tính theo công thức như sau:
Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần
Hệ số này sẽ giúp cho mọi người biết được thu nhập chính thức được bao nhiêu sau khi trừ tất cả mọi chi phí gồm cả thuế. Đây là một trong những chỉ số được xem là quan trọng nhất khi so sánh mức độ tăng trưởng của các công ty, doanh nghiệp với nhau trong cùng một lĩnh vực. Từ đó, có thể thể hiện được mức độ cạnh tranh giữa các đơn vị với nhau.
Có rất nhiều trường hợp mọi người tính lãi gộp bị nhầm lẫn với lợi nhuận hoạt động. Vì vậy, khi tính bạn cần phải hết sức lưu ý đến vấn đề này. Lợi nhuận gộp và lợi nhuận hoạt động hoàn toàn khác nhau. Với tổng lợi nhuận như đã nêu trên. Còn lợi nhuận hoạt động chính là thu nhập trước lãi vay và thuế.
Lợi nhuận hoạt động được hiểu chính là phần lợi nhuận của doanh nghiệp đó trước khi lãi và thuế được tính vào. Với loại lợi nhuận này thì phải được tính khác đi bằng cách trừ đi những chi phí hoạt động từ lãi gộp.
Lãi gộp trong mỗi đơn vị, doanh nghiệp đều có những vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Cụ thể chúng có vai trò như sau;
Tóm lại, lợi nhuận gộp là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Đây là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng và cần thiết của mỗi công ty. Hy vọng, với những thông tin chia sẻ nêu trên giúp mọi người có được những thông tin bổ ích. Từ đó, biết cách tính lãi gộp cho đúng nhất.