Xét về độ nhạy cảm, hiếm ngành hàng nào vượt mặt hàng dễ vỡ. Một trong những ngành hàng “khó ăn khó ở” nhất hiện nay. đòi hỏi nghiệp vụ đóng gói đầy gian truân. Vậy cách đóng gói hàng dễ vỡ nào hiệu quả nhất? Bạn cùng Eurorack tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Hàng dễ vỡ là nhóm hàng dễ biến dạng, hư hỏng dưới áp lực hoặc tác động lực từ bên ngoài. Một hoạt động rung lắc cũng khiến sản phẩm đứng trước nguy cơ mất an toàn.
Nhóm hàng dễ vỡ có thể kể đến: đồ thủy tinh, gốm sứ cho đến cả nhạc cụ âm nhạc, …
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, lô hàng dễ vỡ không chỉ đóng gói kỹ lưỡng. Còn ký hiệu đặc biệt trên bao bì.
Bạn có thể đơn giản nhận ra các khẩu hiệu quen thuộc như: “Hàng dễ vỡ xin nhẹ tay” hoặc các cụm từ tiếng Anh "Keep Dry", "This way up", "Fragile" hay "Handle with Care".
Dưới đây là một số ký hiệu minh họa hàng dễ vỡ phổ biến:
Mang đặc tính hàng dễ vỡ, nhóm hàng dễ bị tác động bởi động lực. Mọi va chạm đều có thể dẫn đến hư hỏng.
Rõ ràng trong quá trình vận chuyển, ma sát giữa các kiện hàng với nhau là điều khó tránh khỏi. Rủi ro hư hỏng nếu sản phẩm không đóng gói đúng cách sẽ xảy ra. Để duy trì an toàn của nó, bao bì thực sự đóng vai trò quan trọng.
Không ai thích nhận một sản phẩm có vết xước hoặc nứt. Thậm chí cơ hội để khách hàng tái diễn hành vi mua sắm là rất thấp. Đồng nghĩa họ không bao giờ đặt hàng từ bạn nữa.
"Bắt bài" tâm lý người mua, bao bì là công cụ đầy quyền năng để “mua chuộc” sự hài lòng từ khách hàng. Bao bì vừa đảm bảo an toàn sản phẩm vừa hỗ trợ vận chuyển thuận tiện.
Sản phẩm đến tay khách hàng trong tình trạng hư hỏng, việc trả lại hàng khó tránh khỏi. Tại đây, tốn kém thêm chi phí vì phải trả thêm tiền cho công ty vận chuyển.
Cam kết đóng gói hoàn thiện một cách chính xác ngăn chặn nguy cơ hàng bị hư hỏng trả lại!
Phần quan trọng nhất về cách đóng gói các mặt hàng dễ vỡ là đảm bảo có kế hoạch đóng gói phù hợp. Nhằm giúp quá trình này dễ dàng hơn, chúng tôi tổ chức thông tin chia sẻ 5 kỹ thuật đóng gói hàng dễ vỡ an toàn nhất dưới đây:
Bao bì giữ cho sản phẩm an toàn và hoạt động tốt trong khi vận chuyển. Cam kết hình dạng vốn có của hàng hóa. Một số bao bì hộp nhỏ có thể sử dụng để đóng gói sản phẩm: giấy bubble, hộp carton hoặc hộp gỗ.
Các kích thước khác nhau phục vụ cho những nhu cầu đóng gói khác nhau cần được bọc lót tốt tránh gây tình trạng căng thẳng giữ an toàn trong suốt chuyến đi.
Rất nhiều vật dụng có thể sử dụng để cố định và đóng gói hàng hiệu quả. Điểm mấu chốt là phải đặt đúng vị trí và phát huy tối đa công dụng vốn có.
Phần không gian giữa các vật phẩm cần lấp đầy để không xảy ra tình trạng xê dịch, nhất là khi vận chuyển. Lấp đầy khoảng trống bên trong thùng hàng bằng các mẫu lót đệm như: giấy nhẹ, xốp, mút. Màng bọc bong bóng hoặc vật liệu bảo vệ tương tự phủ từng chi tiết.
Nhóm hàng kích thước lớn hoặc không theo một tiêu chuẩn nhất định có thể sử dụng phương án bọc kín, gia cố bằng mút, xốp, giấy báo đóng gói bên ngoài để không vỡ trong suốt quá trình vận chuyển.
Lưu ý: Đóng gói quá chặt gây áp lực lên đồ vật, có thể khiến vật phẩm bị vỡ ngay trong quá trình vận chuyển. Kiểu chèn lót an toàn nhưng không bị lỏng lẻo được khuyến khích trong hạng mục này.
Bạn có thể kiểm tra bằng cách lắc nhẹ. Nếu thùng hàng không phát ra tiếng động, nghĩa là những vật phẩm bên trong đã đúng chuẩn rồi đấy! Giờ đến lúc bạn quấn băng keo quanh thùng hàng.
Khi đặt quá nhiều hàng lên nhau, dưới áp lực lớn chúng dễ vỡ. Do đó, các gói hàng chất chồng lên cao có bề mặt nhẵn để bám chắc lên nhau. Quấn băng keo phù hợp rằng hàng hóa dễ vỡ của bạn được chuyển đến tận nơi.
Ngay cả khi bạn đóng gói một cách đầy thuyết phục, nguy cơ đổ vỡ vẫn còn. Bởi một phần nguyên nhân còn đến từ tác động nhân công lên lô hàng trong quá trình bốc dỡ.
Cách xử lý đơn giản nhất là ghi nhãn dán phân định từng mặt hàng. Điều đó giúp các thao tác diễn ra trên gói hàng chăm chút cẩn thận hơn. Nhân sự xử lý gói hàng hiệu quả hơn.
Hãy nhớ rằng mục tiêu chính là đảm bảo vật thể trong trạng thái tĩnh nhất có thể, ngay cả khi nó đang chuyển tiếp.
Lưu ý: Hành trình vận chuyển tác động không nhỏ đến chất lượng hàng, nhất là khi phải vận chuyển trên một lộ trình dài. Độ ẩm phát sinh đe dọa trực tiếp đến chất lượng thùng ngoài. Hơn nữa bưu kiện càng đi xa, đương nhiên mức độ va chạm càng nhiều. Với hành trình vận chuyển đường dài, nên cân nhắc thêm lớp bao bì củng cố an toàn.
Xem thêm: 7 quy tắc đóng gói hàng hóa đúng chuẩn nhất
Chọn kích thích hợp thôi là chưa đủ. Chất liệu thùng đóng gói cũng rất quan trọng. Dày hay mỏng, trọng lượng cao hay thấp phụ căn cứ vào yêu cầu từ đặc tính ngành hàng.
Chúng ta đã bàn luận khá kỹ về yêu cầu bọc lót bên trong thùng chứa hàng. Đương nhiên, đây là hạng mục cực kỳ quan trọng. Tuyệt đối không để “lọt” bất kỳ lỗ hổng trong thùng gói hàng gây ra hiện tượng xê dịch.
Đóng gói an toàn sẽ phát huy tối đa hiệu quả khi và chỉ khi làm việc dưới điều kiện an toàn. Tránh nơi ẩm thấp, tác động từ môi trường ngoài. Đôi khi phòng thủ tốt nhất là bắt tay ngay vào hoạt động tái kiểm tra. Hãy chắc chắn mọi thứ đều ổn trước khi chuyển giao đến tay khách hàng.
Hoạt động giao nhận đòi hỏi quá trình vận chuyển phải diễn ra một cách an toàn. Với cách đóng gói tiêu chuẩn, cải thiện đáng kể hoạt động kinh doanh. Hy vọng thông tin bài viết chia sẻ, cung cấp đầy đủ đến bạn quy cách đóng gói hàng dễ vỡ hiệu quả nhất.