Năm 2021 đánh dấu sự chuyển đổi quan trọng nền kinh tế nói chung, Logistics nói riêng. Cách mạng 4.0 ra đời tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng đem đến vô vàn thách thức. Đó cũng chính là lý do vì sao hôm nay Eurorack tổng hợp lại 7 xu hướng dẫn đầu Logistics trong năm qua.
Công nghệ đem đến những giải pháp mới trong quản lý, số hóa giúp hoạt động Logistics cải thiện tốc độ vận hành, từ đó đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.
Số hóa kết hợp dữ liệu trong bảng điều khiển, thông tin được cập nhật và quản lý đầy đủ, chính xác, dễ dàng giám sát, can thiệp tức thì.
Ứng dụng công nghệ AI thông qua các phương tiện tự lái cảm biến; robot tham gia truân chuyển hàng hóa trực tiếp từ chặng đầu đến chặng cuối… mở ra xu hướng Logistics hiện đại, vận hành thông minh.
Theo đó, sức lao động thủ công được cắt giảm đáng kể, thời gian truy xuất diễn ra nhanh, hiệu quả hơn.
Tự động hóa do máy móc điều khiển từ lâu đã là tính năng của dịch vụ hoàn thành, nhưng khả năng tiếp cận công nghệ đã được phân biệt hóa theo từng quy mô, đặc tính từng kho riêng biệt.
Với nhiều lựa chọn kệ để hàng thông minh trao quyền truy cập nhanh hơn bao giờ hết, trong đó hệ thống giá kệ bán tự động Shuttle và ASRS là xu hướng tất yếu nằm trong chuỗi kho bãi hiện đại.
Tham khảo: Kệ Shuttle Rack - Kệ chứa hàng tự động chính hãng giá tốt
Các công việc thuê ngoài liên quan đến lưu trữ, truy xuất, đóng gói, xử lý giao, nhận hàng trả lại là bước tiến vượt trội, đáp ứng kỳ vọng cho doanh nghiệp không đủ tiềm nặng tự vận hành Logistics. Từ đó, doanh nghiệp dành nhiều nguồn lực tăng doanh số bán hàng.
Việc sử dụng điện toán đám mây trong quản lý chuỗi cung ứng đang trở nên cấp thiết, chúng cho phép công ty hậu cần hỗ trợ khả năng mở rộng, cải thiện độ an toàn trong quản lý thông tin, giảm chi phí bảo trì.
Hệ thống đám mây có thể được áp dụng cho nhiều phần khác nhau, phù hợp mọi doanh nghiệp lớn nhỏ.
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp dựa trên đám mây có thể quản lý xe tải tự hành; lập kế hoạch và sản xuất đóng gói dễ dàng; chưa kể đến lợi ích cho quy trình vận chuyển.
Nền tảng Thương mại điện tử được thiết lập nhằm giao tận tay đến khách hàng sản phẩm chất lượng tốt nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Trong khi đó, đảm bảo tốc độ, rút ngắn thời gian giao nhận, tiết kiệm chi phí là mối quan tâm hàng đầu.
Tóm lại, Logistics chính là “át chủ bài” trong cuộc đua E-Commerce, nếu muốn dẫn đầu thị trường, các công ty hậu cần cần nghĩ về Thương mại điện tử, ngược lại TMĐT cần chú trọng đầu tư chuỗi hoạt động cung ứng chỉnh chu, lấy Logistics là kim chỉ nam.
Trước biến động đỏ của thiên tai, chủ trương bảo vệ môi trường nhận quan tâm đặc biệt từ xã hội, bao hàm Logistics. Chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường là nguyên tắc bắt buộc trong xu hướng Logistics năm 2022.
Kinh tế đang và sẽ phục hồi tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, để vượt qua thử thách thời gian tới, doanh nghiệp cần chủ động đổi mới, tiếp tục duy trì và tăng cường lợi thế cạnh tranh hướng đến mục tiêu dài hạn. Nếu không muốn bị thụt lùi, hơn ai hết doanh nghiệp cần trang bị và ứng dụng hiệu quả 7 xu hướng ngành Logistics trong năm 2021, bởi theo dự đoán từ Chuyên gia đầu ngành, chúng sẽ còn phát triển bền vững hơn nữa trong năm 2022.