Tin tức

Logistics ảnh hưởng như thế nào đến Thương mại điện tử?

08:24 AM, 19/04/2021

Sự phát triển thần tốc của Thương mại điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ giao nhận hàng hóa không ngừng gia tăng. TMĐT dần trở thành “miếng bánh béo mỡ” cho các ông lớn hiện nay. Sẽ không có gì khập khiễng khi khẳng định: Chính TMĐT là “đòn bẩy” kéo logistics không ngừng đi lên trong thời kỳ công nghệ 4.0. Nhưng ngược lại logistics cũng giữ vai trò “hữu hình” đứng đằng sau ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của TMĐT.

 

Mục lục nội dung (Xem chi tiết):

 

Thương mại điện tử “lên ngôi”

TMĐT là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của mạng lưới Internet, thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa và thanh toán trực tuyến.

Trong điều kiện khó khăn, nhất là tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, tâm lý hạn chế tập trung nơi đông người và “thắt lưng buộc bụng” được người tiêu dùng cân nhắc trong suốt quá trình mua sắm, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nhiều đơn vị nhỏ lẻ không chịu nổi gánh nặng chi phí đã phải phá sản, các ông lớn “quằn quại” tìm cho mình lối đi mới.

Chiếm lợi thế khi giảm thiểu nhiều chi phí: nhân lực, kho xưởng, cửa hàng trưng bày… hơn so với mô hình kinh doanh truyền thống, TMĐT có giá thành sản phẩm thấp => thu hút người tiêu dùng hiện nay.

Theo nghiên cứu của Ookla - công ty sở hữu công cụ đo Speedtest nổi tiếng thế giới cho biết: vào đầu tháng 1/2020 Việt Nam ước tính có 86.17/96.90 triệu dân sử dụng internet, trong đó có đến hơn 75% người dùng tham gia mua sắm trực tuyến – một con số đáng kinh ngạc cho thấy tốc độ phát triển của E-Commerce.

Thương mại điện tử lên ngôi – Xu hướng mua sắm thời nay

Thương mại điện tử lên ngôi – Xu hướng mua sắm toàn cầu

Thương mại điện tử - Tiềm năng nhưng đầy thách thức

Chuyển từ bán lẻ truyền thống sang nền tảng trực tuyến, thị trường chứng kiến sự ra đời hàng loạt nhà thương mại điện tử trong nước bên cạnh các ông lớn đình đám trên thế giới, TMĐT nước ta đứng trước thách thức:  chưa bắt kịp tốc độ phát triển của các ông lớn, cạnh tranh khốc liệt khi giới trẻ đang có xu hướng lựa chọn các sàn thương mại điện tử đình đám như Amazon, Ebay… vì đa dạng mẫu mã, đặc biệt chi phí tương đối phù hợp với chất lượng sản phẩm.

Xét về độ uy tín, các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam còn đuối so với các “ông trùm”, mặt khác vì chi nhiều tiền cho chi phí logistics tuy nhiên chất lượng và dịch vụ không phải lúc nào cũng được tối ưu, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm (cụ thể chi phí vận tải ở nước ta cao chiếm hơn 30% giá thành sản phẩm) cũng như uy tín và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Logistics tác động như thế nào đến TMĐT?

Logistics là tập hợp các quy trình từ quản lý hàng tồn kho, lưu kho, đóng gói ghi nhãn thanh toán vận chuyển, nó giúp quá trình lưu thông hàng hóa trở nên nhanh chóng đến tay người dùng, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian. Giống như trong cuộc phỏng vấn xin việc, ứng viên không phù hợp sẽ bị nhà tuyển dụng loại ngay từ vòng đầu tiên, thị trường thương mại điện tử cũng thế: logistics không hiệu quả, giao hàng chất lượng không phù hợp sẽ bị đào thải.

Hoạt động giao hàng nhanh chóng và tin cậy là khâu cuối cùng cực kỳ quan trọng của EC: đảm bảo chất lượng sản phẩm, giao hàng nhanh chóng thỏa mãn nhu cầu người dùng một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp TMĐT ở nước ta chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, họ không thể tự xử lý khâu giao hàng, từ đó tạo ra nhu cầu sử dụng bên thứ ba cung cấp dịch vụ logistics như giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh…

Theo Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho biết: doanh nghiệp logistics Việt Nam chủ yếu quy mô nhỏ và vừa, đặc biệt chỉ đáp ứng được các dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, chưa tham gia điều hành cả chuỗi logistics như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Dịch vụ vận tải hàng hóa có ảnh hưởng quan trọng đến logistics

Dịch vụ vận tải hàng hóa có ảnh hưởng quan trọng đến logistics

Mặt khác, người Việt lại có thói quen sử dụng tiền mặt cho các giao dịch, do đó phát sinh nhiều rủi ro khi đơn vị logistics nhận tiền thanh toán từ khách hàng quá nhiều cho đơn vị TMĐT.

Tóm lại, chính logistics đẩy TMĐT đứng trước 3 thách thức lớn:

+ Phụ thuộc nhiều vào bên thứ ba: với quy mô nhỏ, đơn vị kinh doanh phải trả tiền thuê nhà trung gian – đơn vị logistics lưu kho, vận chuyển hàng hóa với mức giá không hề rẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Trong khi đó thị trường các “cá mập” như Amazon, Alibaba đầu tư hàng tỷ USD vào logistics trong khi doanh nghiệp Việt với mức đầu thấp hơn nhưng lại bị phụ thuộc hoàn toàn và “bị động” trong quá trình đưa hàng hóa đến tay khách hàng.

+ Tốn nhiều chi phí đầu tư: việc thuê bên thứ 3 quản lý và giao hàng, buộc doanh nghiệp phải “đôn” giá thành cao hơn so với giá trị thực tế khiến khách hàng sẽ có so sánh với những ông lớn khác. Quan trọng hơn, doanh nghiệp tốn chi phí không hề nhỏ để “chia bớt lợi nhuận” cho nhà logistics nhưng không phải lúc nào cũng đạt được lợi ích mong muốn.

+ Tình trạng đổi trả: logistics nước ta có quy mô vừa và nhỏ, dịch vụ giao hàng còn nhiều bất cập như: lỏng lẻo trong việc phát hiện và xử lý sản phẩm không an toàn; lưu kho, vận chuyển không đảm bảo ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khiến tình trạng đổi trả diễn ra ngày một nhiều, tốn thời gian chi phí của đơn vị kinh doanh và logistics mặt khác dễ đánh mất lòng tin của khách hàng.

Hoàn thiện logistics thúc đẩy TMĐT phát triển

TMĐT muốn phát triển không thể không có logistics, khảo sát cho thấy 1/3 khách hàng khi tham gia thương mại điện tử đều phàn nàn về dịch vụ logistics như giao hàng chậm, thiếu chuyên nghiệp, hàng hóa không còn đảm bảo về mặt chất lượng…

Vậy làm thế nào để đôi bên cùng phát triển, cùng có lợi?

Thương mại điện tử phải xây dựng liên kết chặt chẽ với đơn vị logistics: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng đồng mình” thương mại điện tử sẽ rất khó khăn nếu tự mình “bơi” khi không có logistics, logistics cũng chẳng thể phát triển vượt bật nếu không nhờ vào thương mại điện. Nhưng tùy vào định hướng và khả năng tài chính, doanh nghiệp thương mại điện tử có thể tự xây dựng hệ thống logistics như Lazada. Nếu không, hãy chọn logistics phù hợp uy tín đảm bảo hàng hóa từ khâu lưu kho, đóng gói, vận chuyển đều được đảm bảo về mặt chất lượng cũng như giúp doanh nghiệp duy trì vận hành, quản lý không ngừng phát triển tiện lợi nhanh chóng.

Mặt khác, đơn vị logistics cũng phải tự mở rộng đầu tư nhất là quy mô nhà kho đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của khách hàng: vừa đảm bảo chất lượng hàng hóa vừa thuận tiện cho công tác quản lý: rút ngắn thời gian xuất nhập kho. Trong đó, giải pháp thiết kế kho hàng với hệ thống kệ chứa hàng hiện đại đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Kể để hàng vừa giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng khi lưu trữ số lượng lớn hàng hóa vừa hỗ trợ đắc lực công tác quản lý, xuất nhập kho.

Tóm lại, thương mại điện tử muốn "lên đỉnh" hãy đảm bảo dịch vụ logistics hoạt động với 3 định hướng:

  • Vận hành nhanh nhất
  • Chi phí rẻ nhất
  • Dịch vụ tốt nhất

Với những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Đừng quên theo dõi phần tin tức của chúng để không bỏ lỡ nhiều thông tin hay nhé!

Ý kiến của bạn