Tin tức

Bột sơn tĩnh điện là gì? So sánh sơn tĩnh điện và sơn thường

16:52 PM, 12/05/2021

MỤC LỤC NỘI DUNG

 

Chưa một công nghệ được cải tiến sau lại có năng suất cao trong khi giá thành rẻ hơn so với công nghệ trước như sơn tĩnh điện. Hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, sơn tĩnh điện hiện đang dần khẳng định vị thế của mình, chẳng những đem lại lợi ích kinh tế còn thân thiện với môi trường. Vì sao người ta lại khẳng định chắc nịch như thế? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời.

son-tinh-dien-la-gi

Bột sơn tĩnh điện là gì?

Bột sơn tĩnh điện là?

Sơn tĩnh điện là quá trình hoàn thiện sản phẩm bằng cách sơn phủ cho các miếng kim loại dưới dạng bột khô, chảy tự do. Có 2 loại: dạng bột khô và dạng bột ướt có dung môi.

>>>> Xem thêm: Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện là hợp chất hữu cơ gồm 3 thành phần chính: nhựa, bột màu và chất phụ gia. Chúng ở dạng khô nên khi sử dụng phải chú ý đến cách bảo quản:

- Để nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

- Nhiệt độ phù hợp, tốt nhất không vượt quá 33ᵒC.

- Có thể chất chồng lên nhau nhưng hạn chế để quá 5 màu sơn.

Nguyên lý tạo bột sơn

Cách thức tạo bột sơn vô cùng đơn giản, chỉ cần thêm chất tạo màu trộn vào nhau, sau đó cho vào súng phun sơn là có thể được màu sơn theo yêu cầu.

tron-mau-bot-son-tinh-dien

Nguyên lý tạo bột sơn tĩnh điện

Ưu điểm của bột sơn tĩnh điện

Về kinh tế

Bột sơn có giá trị kinh tế cao: đến 99% lượng bột được sử dụng triệt để. Lượng bột dư trong quá trình sử dụng sẽ được thu hồi và tái sử dụng mà chất lượng chẳng hề thay đổi.

Quy trình sơn tĩnh điện được thực hiện chủ yếu bằng máy móc, do đó cắt giảm sức lao động thủ công, giảm thiểu chi phí nhân công.

Chưa hết, sơn tĩnh điện có chi phí xử lý thấp do tỷ lệ không đạt chuẩn rất thấp.

Tuổi thọ cao

Hiện nay, sơn tĩnh điện là “tấm áo chắn” bền bỉ nhất bảo vệ nguyên liệu từ nhôm, sắt, thép không bị hoen rỉ.  

Bột sơn từ miệng súng phun ra dưới tác dụng của nhiệt, khi gặp bề mặt được tích điện trái dấu sẽ hút nhau, dính chặt trên bề mặt chi tiết. Sau đó được đưa vào lò sấy nên rất khó bay hơi, hạn chế hiện tượng bạc màu.

Do đó, mà các sản phẩm sau khi được xử lý qua công nghệ này luôn có vòng đời cao, nhiều khi lên đến 30 năm.

Thân thiện với môi trường

So với các loại khác, bột sơn tĩnh điện không chứa chì và thủy ngân; chúng hoạt động độc lập và không cần dung môi do đó không gây độc hại cho người sử dụng.

Công nghệ sơn tĩnh điện chính là giải pháp bền vững trong tương lai vì một môi trường sạch.

son-tinh-dien-bao-ve-sat-thep-chong-gi

Hạn chế của bột sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện thường rẻ hơn sơn nước về lâu dài, nhưng chi phí trả trước cao hơn. Công nghệ sơn thường đã có từ rất lâu nên các thiết bị và vật liệu được dùng phổ biến. Trong khi đó, sơn tĩnh điện yêu cầu doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ hiện đại với giá thành không hề rẻ như: lò sấy công nghiệp, buồng sơn tĩnh điện…

Màu sắc tùy chỉnh của sơn lỏng có thể được trộn tại chỗ và với độ chính xác cao. Ngược lại, do không có dung môi nên màu sắc của sơn tĩnh điện được quyết định qua pha trộn các màu có sẵn. Vì khó phối màu nên sơn tĩnh điện thường được sản xuất với số lượng lớn và có màu chuẩn.

Ứng dụng của bột sơn tĩnh điện

Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật mà sơn nước không có, sơn bột tĩnh điện ngày càng được ứng dụng rộng rãi:

Đối với doanh nghiệp:

- Ứng dụng trong công nghệ sản xuất – chế tạo ô tô, xe gắn máy.

- Kiến trúc xây dụng: sơn giàn giáo, thiết bị xây dựng như máy trộn xi măng, máy cắt sắt thép.

- Nhà kho nhà xưởng: kệ chứa hàng, pallet.

>>>> Tham khảo: Tại sao kệ kho hàng phải sơn tĩnh điện?

Đối với hộ gia đình:

- Thiết bị điện tử, điện lạnh: vỏ ti vi, mặt ngoài tủ lạnh, máy giặt, lò nướng…

- Dụng cụ gia đình: kệ để chén bát, khung võng kim loại…

- Cùng một số đồ dụng khác: bàn ghế ngoài trời, sơn cửa sắt, hàng rào...

ung-dung-cua-bot-son-tinh-dien

So sánh sơn tĩnh điện và sơn thường

- Sự khác biệt số một giữa sơn bột tĩnh điện và sơn lỏng truyền thống là sơn tĩnh điện không cần dung môi để giữ các phần phụ và chất kết dính ở dạng lỏng. Sơn tĩnh điện được xử lý dưới nhiệt, cho phép bột chảy và tạo thành lớp bao phủ trên bề mặt chi tiết.

- Trong khi sơn tĩnh điện tạo thành các lớp sơn đều nhau một cách dễ dàng, thì sơn lỏng cần phải được gia công thủ công để tránh nhỏ giọt hoặc chảy xệ.

- Không giống như sơn phun, có thể nhỏ giọt và dàn trải không đồng đều, sơn bột tạo ra bề mặt đồng nhất và “không tì vết”.

- Sơn tĩnh điện tạo ra một lớp sơn dày hơn mà không bị chảy xệ như dạng sơn thường.

- Có thể tái chế bột sơn thừa, có nghĩa không bao giờ xảy ra tình trạng lãng phí.

- Không giống như lớp phủ chất lỏng thông thường, lớp phủ bột phát ra gần như bằng không các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.

- Sơn lỏng có mức độ nguy hiểm cao hơn sơn bột tĩnh điện vì một số lý do: bảo quản không cẩn thận rất dễ dẫn đến cháy nổ hóa chất; sử dụng dung môi nên là mối nguy hiểm cho sức khỏe người lao động; sơn ướt thải ra hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), tiếp xúc lâu dài với VOC gây kích ứng đường hô hấp và ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong khi sơn tĩnh điện không chứa bất kỳ chất lỏng nào để bay hơi cũng như không phát ra VOC nên hoàn toàn an toàn.

- Dây chuyền sản xuất sơn tĩnh điện tạo ra ít chất thải nguy hại hơn so với dây chuyền sản xuất sơn lỏng thông thường.

Bột sơn tĩnh điện là gì? Giữa sơn tĩnh điện và sơn thường khác nhau ra sao? Hy vọng với những thông tin, bạn đọc thông thái sẽ tìm được lời giải cho những thắc mắc trên!

Ý kiến của bạn