Tin tức

Chức năng các bộ phận cấu tạo kệ chứa hàng

14:06 PM, 01/06/2023

Kệ chứa hàng là thiết bị nhà kho góp phần tạo sự thành công cho doanh nghiệp, nhờ nó mà các vấn đề trong kho bãi được giải quyết một cách nhanh chóng. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng dòng kệ chứa hàng hóa này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về chức năng các bộ phận cấu tạo của chúng.

cong-dung-cac-thanh-phan-cau-tao-ke-chua-hang
Kệ để hàng gồm có những bộ phận nào mà sức ảnh hưởng của chúng
 

Bộ phận cấu tạo kệ chứa hàng hóa và chức năng

Mỗi dòng kệ kho chứa hàng sẽ có những bộ phận cấu tạo khác nhau, vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ để có thêm kiến thức về kệ, điều này sẽ cực kỳ hữu hiệu cho việc lựa chọn và mua kệ sau này.

1. Khung chân trụ

Là bộ phận chủ chốt, hầu như tất cả các loại kệ chứa hàng đều có sự xuất hiện của nó, sức nặng của toàn bộ hàng hóa được chất trên kệ sẽ đổ dồn về các thanh sắt trụ này. Do đó chúng thường được làm từ chất liệu thép chất lượng cao và có kiểu dáng đặc trưng như hình chữ V hoặc OMEGA để có thể chịu tải trọng lớn.

2. Tấm đế hàn

Được hàn chắc vào khung chân để làm tăng tiết diện tiếp xúc với mặt sàn nhằm tạo sự vững chắc, thường sử dụng cho các kệ hàng có chiều cao và tải trọng nặng.

3. Thanh phân tán lực

Là bộ phận liên kết 2 thanh sắt trụ ở 2 bên hông của kệ, được bắt chéo và ngang vuông góc với thanh trụ, chức năng của chúng là giúp phân tác lực chịu tải cho các khung chân trụ, tránh làm cho sức nặng bị dồn về 1 chân. Ngoài ra còn giúp các khung đứng thẳng hơn, không bị xiêu vẹo.

cau-tao-ke-chua-hang-hoa
Cấu tạo kệ mẫu kệ chứa hàng được ưa chuộng hiện nay - Kệ Double Deep racking
 

4. Thanh beam (thanh đỡ đặt ngang)

Là bộ phận trực tiếp chứa các pallet hàng hóa, được uốn tạo hình khá chắc chắn nhờ đó làm tăng khả năng tải hàng nặng ở mỗi ngăn kệ.

5. Tay đỡ

Có chức năng là bệ đỡ cho hàng hóa cồng kềnh, hàng nặng quy cách không đồng nhất như: ống nhựa, sắt thép, ván gỗ, v.v. Loại này thường nằm trong cấu tạo của một chiếc kệ tay đỡ Eurorack.

6. Ốc, Bu lông

Là phụ kiện giúp định hình các bộ phận từ đó tạo nên một hệ thống kiên cố, vững chắc. 

7. Khung lưới rào chắn

Nhằm tạo sự an toàn cho người lao động trong quá trình vận hành, được thiết lập bao vây 2 bên hông, hoặc mặt lưng của kệ. bộ phận này có thể có hoặc không, tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng.

luoi-rao-chan-ke-chua-hang-hoa
Lưới rào chắn giúp hàng hóa không bị rơi rớt ra khỏi hệ thống kệ

8. Bộ mâm tole

Có bề mặt phẳng giúp cho hàng hóa nằm thẳng ngay ngắn trên kệ, chúng thường được sử dụng để chứa các hàng hóa nhỏ lẻ. Bên dưới sàn tôn là các gân tăng cứng giúp tăng độ bền. Mâm tole chỉ dùng cho các loại kệ như: kệ để hàng siêu thị, kệ sắt v lỗ, kệ trung tải.

9. Con lăn thép

Chỉ được sử dụng cho loại kệ con lăn pallet, nó có chức năng dẫn hàng hóa trôi tự động vào kệ mà không cần sự di chuyển của xe nâng.

10. Xe trượt xếp chồng

Được sử dụng cho kệ Push Back và có chức năng tương tự như con lăn thép, tuy nhiên, loại này cần có sự tác động của xe nâng nhiều hơn.

11. Rào chắn và gờ giảm tốc

Thực tế tại một số nhà kho cho thấy xe nâng thường có sự va chạm với kệ trong quá trình lưu chuyển hàng hóa, do đó rào chắn này được đặt tại 2 bên hông các dãy kệ nhằm giảm tối thiểu sự rủi ro va chạm.

Đôi khi người lái xe nâng chưa có nhiều kinh nghiêm nên trong quá trình lấy hàng có thể không canh được khoảng cách an toàn nên gờ giảm tốc sẽ giải quyết được vấn đề đó.

Nhà sản xuất làm gì để tăng độ bền của các chi tiết?

Hiện nay trên trên thị trường có 2 phương pháp xử lý bề mặt kim loại nhằm làm tăng độ bền cũng như chống bị ăn mòn theo thời gian. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có khả năng thực hiện được 1 trong 2 phương pháp đó, vì chúng đòi hỏi cần phải trang bị các loại thiết bị chuyên dụng cũng như kỹ năng của người làm. 

nguyen-lieu-lap-dat-ke-chua-hang
Lắp đặt hệ thống kệ Eurorack sơn tĩnh điện trong kho lạnh Đồng Nai
 

1. Xử lý bề mặt kim loại bằng phương pháp mạ kẽm

Các thanh thép sẽ được nhúng nào trong hồ chứa kẽm đã được nóng chảy, sau đó lớp kẽm sẽ được phủ và bám chắc lên bề mặt sản phẩm. Phương pháp này có khả năng chống ăn mòn cực tốt và có độ bền cao, khó bong tróc do bị ma sát trong khâu vận chuyển. Được ứng dụng đa năng bởi nó tương thích với nhiều loại kim khác nhau.

2. Xử lý bề mặt kim loại bằng kỹ thuật sơn tĩnh điện

Là một dạng bột khô có nhiều màu và được sử dụng kỹ thuật gia nhiệt và tích điện thông qua bộ phát cao áp, sau đó bột sơn sẽ được phun ra với áp suất cực cao nhờ máy nén khí. Điểm khác biệt ở sơn tĩnh điện so với sơn thông thường là bước tích điện cho bột sơn, nhờ vậy liên kết bền chắc với bề mặt sản phẩm.

Chi phí để dùng phương pháp này rẻ hơn mạ kẽm, do đó khi xét về độ bền thì không cao bằng mạ kẽm và không chịu được nhiệt cao. Tuy nhiên xét về chi phí và tính thân thiện an toàn với môi trường thì sơn tĩnh điện có phần tốt hơn. Ngoài ra màu sắc của phương pháp này vô cùng phong phú, do đó mà người dùng có thể thoải mái lựa chọn.

Đơn vị sản xuất kệ kho hàng tại TPHCM

Eurorack là đơn vị trực tiếp sản xuất kệ kho chứa hàng uy tín hàng đầu tại TPHCM với hơn 10 năm hoạt động và sở hữu hệ thống sơn tĩnh điện tự động hiện đại. Eurorack đã có kinh nghiệm thi công hàng ngàn dự án kệ chứa hàng hóa ở đa lĩnh vực như: kho lạnh, lĩnh vực logistics, nhà máy sản xuất, v.v.

 >>> Xem thêm: Kệ kho chứa hàng chính hãng sơn tĩnh điện Eurorack.

Nếu bạn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt kệ thì hãy liên hệ ngay đến Eurorack để được hỗ trợ qua hotline: 0938 520 379

Ý kiến của bạn