Hàng hóa ra đời ngày một nhiều, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt về chất lượng, giá cả cũng như dịch vụ. Một trong những công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp đạt lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ đó là áp dụng mô hình chuỗi giá trị vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vậy chuỗi giá trị là gì? Chuỗi giá trị khác biệt như nào so với chuỗi cung ứng? Đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn mọi thắc mắc.
MỤC LỤC NỘI DUNG (Xem chi tiết): |
Chuỗi giá trị (tiếng Anh: Value Chain) là tập hợp các hoạt động làm gia tăng giá trị cho sản phẩm.
Phân tích chuỗi giá trị giúp tổ chức tìm ra cách để bán sản phẩm với giá cao hơn chi phí tăng thêm giá trị, do đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận. Một sản phẩm chỉ qua "sơ chế" không bao giờ mang lại được giá trị như sản phẩm đã qua gọt giũa.
Phân tích chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp cắt giảm tối đa chi phí nhờ loại bỏ các khoản hao phí bên cạnh tối ưu hóa chất lượng thành phẩm. Thực hiện tốt hoạt động này sẽ tạo nên sự khác biệt cho sản phầm từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Nhờ chuỗi giá trị, nguyên liệu đầu vào được kiểm soát chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi để quá trình sản xuất được diễn ra liên tục và đặc biệt đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đạt 100%.
Vai trò của chuỗi giá trị
Đối với Marketing, chuỗi giá trị chính là các hoạt động: quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức kênh phân phối, định giá. Chúng tạo lợi thế tiếp cận đến khách hàng mục tiêu, từ đó thôi thúc họ lựa chọn và mua sản phẩm. Đây được xem là phương tiện hữu hiệu nhất thúc đẩy hành vi mua hàng.
Việc ứng dụng chuỗi giá trị, doanh nghiệp tập trung nghiêm túc vào xây dựng và đầu tư dịch vụ hậu mãi: chính sách bảo hàng, chính sách thanh toán, theo dõi bảo dưỡng định kỳ,... - yếu tố không phải là then chốt nhưng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tác động đến động cơ mua sắm của khách hàng. Hiện nay, người dùng thông thái luôn sẵn sàng chi trả nhiều hơn để chọn sản phẩm phù hợp (về chất lượng, giá cả lẫn dịch vụ) hơn là chọn mặt hàng giá rẻ nhưng dịch vụ không đảm bảo.
Mô hình chuỗi cung ứng xuất phát từ nhiều hoạt động rời rạc bao gồm thiết kế, sản xuất tiếp thị, phân phối đến hỗ trợ tiêu thụ. Mỗi hoạt động đóng góp tương đối vào chi phí phát sinh cũng như tạo nên giá trị đích thực cho sản phẩm. Bao gồm hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ:
Là những hoạt động liên quan trực tiếp đến việc tạo ra và cung cấp sản phẩm:
Logistics đầu vào: nhận, lưu trữ và phân phối nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất.
Chế tạo: chế biến nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng.
Logistics đầu ra: thu gom, lưu trữ và phân phối thành phẩm đến tay người tiêu dùng.
Tiếp thị bán hàng: đảm bảo sản phẩm hướng đến đúng nhóm đối tượng, liên quan đến các hoạt động nâng cao nhận thức công chúng: quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức bán hàng, xây dựng kênh phân phối.
Dịch vụ: Sau khi sản phẩm đã được bán, tổ chức cung cấp cho khách hàng những dịch vụ hỗ trợ nào để "lôi cuốn" thêm nhiều khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng mục tiêu sẽ quay lại.
Cơ cấu hạ tầng: Mọi tổ chức cần đảm bảo rằng tài chính, cơ cấu pháp lý và cơ cấu quản lý đều hoạt động hiệu quả. Nếu cơ sở hạ tầng không hiệu quả gây lãng phí tài nguyên, có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty, thậm chí khiến công ty bị phạt nặng.
Quản lý nhân sự: Tổ chức sẽ phải tuyển dụng, đào tạo và phát triển những con người phù hợp để tổ chức thành công. Nhân viên phải có nghĩa vụ và quyền được trả theo 'tỷ lệ thị trường' nếu muốn giúp tổ chức phát triển cũng như gia tăng giá trị bản thân.
Phát triển công nghệ: Công nghệ được sử dụng theo nhiều cách: áp dụng vào quy trình sản xuất để giảm chi phí; nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới và internet để khách hàng có thể truy cập 24/7 vào công ty.
Mua hàng: làm thế nào để thu mua được nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng mà giá cả phải chăng? Thách thức đối với hoạt động mua sắm là đạt được chất lượng phù hợp với ngân sách.
Lưu ý: Mặc dù, hoạt động chính trực tiếp gia tăng giá trị cho quá trình sản xuất, nhưng chúng không nhất thiết phải quan trọng hơn các hoạt động hỗ trợ. Ngày nay, lợi thế cạnh tranh chủ yếu đến từ việc cải tiến công nghệ hoặc đổi mới mô hình và quy trình kinh doanh. Do đó, các hoạt động hỗ trợ như hệ thống thông tin, kết cấu nhân sự thường sẽ tạo nên sự khác biệt giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Dù chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt động nhằm gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm, chuỗi cung ứng là sự kết hợp tất cả các hoạt động từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Nhưng suy cho cùng, mục đích chung của 2 mạng lưới này đều nhắm đến việc đưa sản phấm chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý nhất cùng dịch vụ tốt nhất đến tay người tiêu dùng.
So sánh chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
CHUỖI GIÁ TRỊ | CHUỖI CUNG ỨNG | |
Ý tưởng | Bắt nguồn từ quản trị kinh doanh | Bắt nguồn từ quản trị hoạt động |
Các hoạt động chính | Chuỗi giá trị chỉ chú trọng đến việc cung cấp và nâng cao giá trị sản phẩm cho doanh nghiệp. | Là tập hợp các hoạt động: vận chuyển nguyên vật liệu => sản xuất => phân phối => khách hàng |
Nguyên lý hoạt động | Bắt đầu từ yêu cầu khách hàng và kết thúc bằng sản phẩm | Bắt đầu từ yêu cầu sản phẩm và kết thúc khi nó đến tay khách hàng |
Mục đích | Tăng lợi thế cạnh tranh | Sự hài lòng của khách hàng |
>>>> Tham khảo: Chuỗi cung ứng là gì? Quy trình cơ bản của một Chuỗi cung ứng
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu hơn về mô hình chuỗi giá trị cũng như sự khác biệt giữa chúng với chuỗi cung ứng. Đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết của Eurorack để không bỏ lỡ nhiều thông tin hay bổ ích nhé!