Mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa đã tồn tại từ rất lâu và luôn luôn là một mô hình hot phù hợp với lựa chọn kinh doanh của nhiều người. Hàng ngàn người đã và đang làm giàu từ mảng kinh doanh béo bở này, khi lượng nhu cầu sử dụng hàng hóa là vô cùng lớn.
Từ nông thôn cho đến thành thị, ở đâu bạn cũng có thể phát triển mô hình kinh doanh này. Tuy nhiên,không phải ai cũng đủ kinh nghiệm, kiến thức và thông tin để khởi đầu kinh doanh.
Hiểu được tâm lý đó, bài viết này nhằm giúp những bạn đang có mối quan tâm sâu sắc với kinh doanh cửa hàng tạp hóa có được cái nhìn tổng thể qua đó rút ra được hướng đi cho mình.
Đây là bước đầu tiên trước khi bạn muốn mở một cửa hàng tạp hóa. Bạn cần phải tìm hiểu thông tin địa điểm, dân cư, nhu cầu mua sắm, mật độ giao thông và các người bán đang hiện diện tại nơi bạn muốn mở cửa hàng tạp hóa.
Bạn nên trực tiếp đi khảo sát khu vực dân cư, địa thế, quan sát cách hoạt động của các đối thủ trong khu vực. Qua đó sẽ xác định được các thông tin cần thiết để đưa ra các kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển hệ thống kinh doanh của mình.
Không quá khi nói rằng đây là bước quan trọng nhất khi mở một cửa hàng tạp hóa. Yếu tố mặt bằng luôn mang lại những lợi thế, tìm năng để phát triển kinh doanh. Chọn địa điểm có mật độ dân cư đông đúc, lưu lượng người qua lại lớn sẽ là nền tảng tốt để gia tăng doanh thu cho cửa hàng. Kinh nghiệm để xác định một địa điểm tốt là:
- Mật độ dân cư trong khu vực, nhu cầu mua sắm hàng hóa.
- Có gần chợ, các trung tâm mua sắm lớn không, có nhiều siêu thị mini trong khu vực buôn bán không cũng là một yếu tố then chốt.
- Diện tích nên rộng rãi, không khuất tầm nhìn để khách hàng có thể dễ dàng quan sát và nhận ra cửa hàng. Diện tích lớn cũng giúp việc lưu trữ và trưng bày hàng hóa tốt hơn. Ngoài ra bạn cũng nên quan tâm đến hợp đồng thuê nhà. Nên ký hợp đồng dài hạn để tránh xảy ra các sự việc ngoài ý muốn dân đến tạm dừng kinh doanh, ảnh hưởng đến hoạt động của cửa hàng.
- Phân tích các đối thủ cùng kinh doanh trong khu vực về đối tượng khách hàng, sản phẩm chủ lực và hình thức kinh doanh của họ để rút kinh nghiệm và tối ưu lại kế hoạch phát triển.
Tùy theo khu vực bạn buôn bán sẽ cần nhập các chủng loại hàng hóa khác nhau. Bước đầu mở bán các bạn nên nhập đa dạng nguồn hàng hóa là nhu yếu phẩm cần thiết hàng ngày như trứng, sữa, gạo, nước, dầu ăn…
Sau một thời gian, sau khi có dữ liệu về khách hàng, biết các loại sản phẩm tiêu thụ tốt được khách hàng ưa chuộng thì có thể lập kế hoạch thu mua lưu trữ các mặt hàng đó.
Không nên nhập một lượng hàng hóa quá lớn khi mới bắt đầu mở bán, sẽ thật sự nguy hiểm nếu bạn nhập quá nhiều mặt hàng có hạn sử dụng ngắn hạn nhưng nhu cầu sử dụng của khách hàng thì không nhiều khiến việc tiêu thụ trở nên khó khăn.
Tùy theo quy mô cửa hàng và vị trí của cửa hàng mà chi phí sẽ khác nhau. Nhưng tựu chung sẽ bao gồm các chi phí như:
Phí thuê mặt bằng từ 10-30 triệu tùy theo diện tích và địa điểm.
Phí nhập các loại hàng hóa từ 100 triệu phụ thuộc vào danh mục và số lượng hàng hóa.
Phí trang trí cửa hàng, hệ thống đèn điện, thiết kế biển quảng cáo cửa hiệu khoảng 10-30 triệu
Chi phí kho vận và các phần mềm hỗ trợ quản lý bao gồm kệ chứa hàng trưng bày sản phẩm 20-40 triệu, phần mềm quản lý tồn kho 1-2 triệu/tháng.
Chi phí đăng ký kinh doanh khoảng 2 triệu.
Thuê nhân viên từ 3-6 triệu, nếu mô hình nhỏ thì bạn có thể tự quản lý và không phải tốn chi phí này.
Tất cả đã ổn thỏa từ vị trí đến trang trí cửa hàng. Thì điều tiếp theo là khiến khách hàng nhớ đến cửa hàng của bạn. Bạn cần xác định rằng bạn muốn khách hàng nhớ đến mình thông qua điều gì, số lượng hàng hóa đa dạng, giá cả phải chăng, người bán hàng vui vẻ hài hước… tất cả đều là nghệ thuật thu hút khách hàng và định vị giá trị của cửa hàng trong tâm trí của họ.
Để khách hàng biết đến sự hiện diện của bạn thì khi khai trương nên có các chương trình khuyến mãi nổi bật, làm băng rôn và bảng hiệu lớn để khách hàng dễ dàng nhận ra bạn. Thuê các đơn vị tổ chức sự kiện giao lưu trực tiếp với khách hàng trong khu vưc để giúp khách hàng chú ý đến cửa hàng.
Tùy theo mục đích và khả năng của bạn mà có thể đăng ký theo 2 hình thức là đăng ký hộ kinh doanh cá thể và đăng ký theo hình thức công ty. Bạn cũng cần đăng ký giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…
Các loại thuế cần đóng cho cửa hàng tạp hóa sau khi bạn đăng ký kinh doanh bao gồm:
Thuế môn bài: 500.000 – 700.000 vnđ/năm.
Thuế giá trị gia tăng khi thu nhập mỗi năm của cửa hàng trên 100 triệu. Có 2 hình thức là tính theo phần trăm doanh thu và theo phương pháp khoán.
Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các thiết bị cần được trang bị cho cửa hàng tạp hóa bao gồm kệ chứa hàng, kệ trưng bày sản phẩm, tủ đông, tủ lạnh chứa thực phẩm và nước uống. Ngoài ra cửa hàng cần trang bị cho mình camera giám sát để đảm bảo an toàn hàng hóa và an ninh cho cửa hàng
Thiết bị hút ẩm và hệ thống chiếu sáng tốt cũng cần được đầu tư để giúp đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như gia tăng ánh nhìn của khách hàng tăng nhu cầu mua sắm hàng hóa.
Lựa chọn nguồn hàng và nhà cung cấp là bước quan trọng nếu bạn muốn kinh doanh có lời. Việc lựa chọn đúng nhà cung cấp và hiểu quy định, các ưu đãi của họ giúp bạn giảm được chi phí nhập hàng qua các hình thức khuyến mãi, chiết khấu cho nhà phân phối các sản phẩm của họ. Bạn cũng nên lựa chọn nhiều nhà cung cấp nhiều mặt hàng sản phẩm khác nhau để tránh bị lệ thuộc vào số ít nhà cung cấp, giúp dễ xoay vòng vốn nhập hàng và đảm bảo hàng tồn kho luôn ở mức đủ cho nhu cầu của khách hàng.
Bạn nên trao đổi với nơi bán buôn và nhân viên tiếp thị của nhãn hàng để thỏa thuận mức giá tốt nhất nhập vào. Khi có mức giá tốt bạn dễ dàng điều chỉnh mức giá bán lẻ phù hợp để tăng cạnh tranh với các đối thủ cùng khu vực
Tuy nhiên bạn cũng cần sáng suốt khi lựa chọn nguồn nhập hàng, vì một số đối tượng xấu có thể giả dạng nhân viên tiếp thị chào mời bạn những đề nghị nhập hàng với mức giá hấp dẫn nhưng lại là hàng tồn kho hoặc hàng hết hạn kém chất lượng. Tốt hơn hết bạn nên yêu cầu họ để lại mẫu thử để bạn tiện kiểm tra và so sánh.
Với số lượng hàng hóa lớn, việc trưng bày hàng hóa như thế nào để bắt mắt và dễ nhớ là thách thức đối các chủ cửa hàng chưa có kinh nghiệm.
Đầu tiên chúng ta cần trang bị các kệ để hàng, kệ sắt, hay kệ lỗ v đều là giải pháp tối ưu để giúp việc lưu trữ hàng hóa trở nên dễ dàng hơn. Nên bố trí các sản phẩm có hạn sử dụng, nhu yếu phẩm ở phía trước cửa hàng để giúp khách hàng nhanh chóng nhận diện và mua hàng.
- Các mặt hàng có kích thước lớn và nặng nên để ở phía dưới, cũng cần tránh các mặt hàng dễ ẩm mốc ở nơi tối hoặc ẩm thấp.
- Nên làm biển tên, chú thích, giá cả hàng hóa rõ ràng để khách hàng dễ nhận biết.
- Trước quầy thanh toán nên để các mặt hàng tiêu thụ nhanh như kẹo cao su, bánh snack, pim pim để khách hàng dễ thấy và nhanh chóng ra quyết định mua hàng
Sau khi hoạt động một thời gian và có lượng khách hàng ổn định. Việc giữ chân họ là bước thiết yếu vì đối tượng khách hàng trung thành chính là nguồn thu chính của cửa hàng tạp hóa. Các phương án giữ chân khách hàng:
- Vui vẻ, nhiệt tình khi tư vấn và trò chuyện với khách hàng, tạo cảm giác thân quen và thoải mái cho họ khi đến mua hàng.
- Thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi tặng kèm khi khách hàng mua với số lượng lớn.
- Đối với các cửa hàng tạp hóa lớn thì nên xây dựng hệ thống thẻ tích điểm tặng quà và tri ân khách hàng.
- Nghiên cứu nhu cầu và hàng hóa mà khách hàng thường xuyên sử dụng, nhập số lượng lớn để tránh hết hàng ảnh hưởng đến tâm lý khách.
- Cập nhật những mặt hàng mới đang là xu hướng trên thị trường.
Qua bài viết trên, mong là quý đọc giả đã có cái nhìn tổng thể hơn về kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Qua đó sẽ rút cho mình những kinh nghiệm và phương án phát triển mô hình kinh doanh của chính bản thân mình. Nếu bạn có nhu cầu trang bị setup cho cửa hàng mình kệ trưng bày hàng hóa.
Hãy liên hệ với Eurorack, với hơn 10 năm cung cấp các giải pháp thiêt kế thi công các dự án kệ chứa hàng quy mô lớn nhỏ, chúng tôi sẽ mang đến cho quý khách sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất với giá thành tốt nhất.