Cross docking là một trong những thuật ngữ không còn xa lạ với "dân logistics". Chúng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực phân phối hàng hóa, giúp tiết giảm và tối ưu chi phí logistics nhờ khả năng loại bỏ khả năng lưu trữ và thu gom đơn hàng trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và nắm được các đặc tính cũng như lợi ích mà phương pháp này mang lại.
Cross docking được hiểu đơn giản đó chính là một hệ thống phân phối hàng hóa. Tuy nhiên, chúng lại loại bỏ bước lưu trữ và thu gom đơn hàng trong hoạt động của hệ thống. Nghĩa là, hàng hóa sẽ được nhận trực tiếp từ kho hàng mà không đem vào lưu trữ lại vận chuyển đến ngay những cửa hàng bán lẻ.
Cross docking là hệ thống hoạt động phải đòi hỏi sự nhịp nhàng giữa bước nhận và giao hàng. Nhờ có Cross docking mà giảm thiểu được rất nhiều chi phí trong hệ thống logistics. Tuy nhiên, để có thể vận hành hệ thống này một cách trơn tru thì không hề đơn giản. Cần có sự linh hoạt và hiểu rõ về hoạt động logistics mới có thể thực hiện được hiệu quả nhất.
Như đã chia sẻ, Cross Docking chính là một trong những thuật ngữ được sử dụng để mô tả từng hoạt động liên quan đến thu gom và vận chuyển sản phẩm nhanh chóng.
Hiện nay, cross docking được phân thành nhiều loại khác nhau cụ thể như:
Quá trình cross-docking trong logistic được diễn ra với 6 bước cơ bản như sau:
1/ Nhận hàng: hàng hóa theo các đơn nhỏ lẻ hoặc lô lớn sẽ được chuyển đến các cơ sở cross docking từ các nhà cung cấp, sản xuất khác nhau.
2/ Kiểm tra, phân loại hàng: Tại đây, các nhân viên trong chuỗi logistic sẽ nhanh chóng kiểm tra các hóa về chất lượng, đóng gói và tiếp tục phân loại hàng theo đơn, địa điểm giao, nhận hàng hóa
3/ Lên kế hoạch, sắp đi hàng: tại đây sẽ có nhân viên phụ trách việc sắp xếp, đi hàng hóa đến các đích khác nhau dựa trên thông tin địa điểm giao hàng, đảm bảo thứ tự sắp xếp hàng hóa trên các phương tiện vận chuyển khác nhau.
4/ Tiến hành vận chuyển hàng hóa: Thời gian chuyển hàng trong quá trình cross docking diễn ra rất nhanh chóng vì vậy hàng hóa tại khâu này được chuyển từ vị trí nhận rồi giao hàng đảm bảo không cần lưu trữ tại kho lâu dài.
5/ Kiểm tra lại hàng: Hàng hóa sẽ được kiểm tra lại và đóng gói lại đảm bảo sự an toàn của hàng trong quá trình vận chuyển trước đi được chuyển đến điểm giao hàng cuối.
6/ Giao hàng cuối cùng: tiếp đến, hàng hóa sẽ được vận chuyển đến điểm giao cuối cùng với khách hàng, hoặc đôi khi là đơn vị vận chuyển tiếp theo.
Có thể khẳng định rằng cross docking đã mang lại rất nhiều lợi ích cho các đơn vị vận chuyển, các kho hàng, nhà sản xuất. Cụ thể như:
Tóm lại, nhờ có Cross docking các doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa được những việc phân bổ ngân sách của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất trong hoạt động logistics. Ngoài ra, còn giúp tận dụng các phương tiện vận tải để tránh lãng phí về thời trang trong quá trình vận chuyển.
Xem thêm: Các thủ tục và quy trình nhập khẩu hàng hóa cơ bản
Có thể khẳng định rằng việc sử dụng cross docking khác biệt lớn đối với kho hàng truyền thống thông thường hiện nay. Về cơ bản kho hàng truyền thống luôn thực hiện theo 4 chức năng chính như: Tiếp nhận - lưu trữ - thu gom đơn hàng - gửi hàng đi.
Khi lựa chọn hình thức kho hàng truyền thống thì khâu mất nhiều chi phí nhất phải kể đến là lưu trữ và thu gom đơn hàng. Khi áp dụng hình thức cross docking thì sẽ hạn chế được rất nhiều chi phí cho việc lưu trữ. Khi sử dụng cross docking thì các lô hàng chỉ mất một hai ngày trước khi đến với các khách hàng.
Tuy nhiên, cross docking lại không có sẵn hàng hóa trong kho lưu trữ. Chính vì vậy, thay vì lấy hàng từ kho hàng ra bán thì cần phải vận chuyển hàng hóa từ nơi cung cấp đến với kho hàng vì hàng không có sẵn trong kho. Bởi, hàng không có sẵn trong kho.Ngoài ra, Cross docking chỉ dùng trong trường hợp mà có sự cam kết chặt chẽ về thời gian giao hàng.
Tất nhiên không phải mọi mặt hàng đều phù hợp với Cross docking. Thay vào đó các mặt hàng khi áp dụng cross docking phải đáp ứng hai tiêu chí đó chính là: khối lượng đủ lớn và biến động thấp. Nếu nhu cầu không chắc chắn thì rất khó thực hiện cross docking trong việc cân đối giữa cung và cầu. Thay vào đó, thì nhu cầu cần phải đủ để đảm bảo việc giao hàng thường xuyên.
Một số mặt hàng phù hợp với cross docking như:
Để quá trình cross docking diễn ra hiệu quả trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp thì quản lý kho, áp dụng các công nghệ kỹ thuật và có mối quan hệ chặt chẽ, tốt với các đối tác trong chuỗi là các yếu tố tiên quyết. Chi tiết hơn:
1/ Kho được quản lý chặt chẽ, kế hoạch đi hàng rõ ràng: Vì quá trình cross docking có điểm đặc trưng là hàng hóa được vận chuyển, kiểm tra và phân phối đi rất nhanh nên việc sắp xếp, phân loại các mặt hàng trong kho sẽ cần sự chính xác và sự sắp xếp hàng hóa tránh theo đơn, thời điểm giao, thứ tự đơn,... từ bước nhận hàng đến bước giao hàng cuối cùng.
2/ Công nghệ thông tin: Các thông tin nhà kho, mã vạch, loại sản phẩm, mã đơn hàng chắc chắn sẽ được kiểm soát chặt chẽ cũng như giảm thiểu quá trình sai sót trong khi cross docking khi có sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý.
3/ Sự hợp tác tốt đẹp từ các đối tác trong chuỗi cung ứng: Cross docking là sẽ cần sự hỗ trợ, liên đới từ các bên khác trong chuỗi cung ứng. Sự nhất quán thông tin về số lượng hàng, thời gian giao hàng, các giấy tờ liên quan hợp lệ chắc chắn sẽ giúp quá trình cross docking diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.
Tóm lại, Cross docking là một trong những hình thức đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho các kho hàng khi vận hành logistic. Với những thông tin nêu trên hy vọng mang đến cho mọi người những thông tin bổ ích từ đó chắc rằng các bạn đã hiểu được cross docking là gì và những vấn đề liên quan.