Tin tức

KPI là gì? Tìm hiểu về KPI trong logistics

15:39 PM, 29/04/2021

KPI không còn là thuật ngữ xa lạ với các tổ chức nói chung và doanh nghiệp logistics nói riêng. Một chiến lược KPI tốt giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác hiệu suất làm việc, từ đó đưa ra chiến lược phát triển đúng đắn thúc đẩy hoạt động kinh doanh không ngừng đi lên. Theo chân bài viết dưới đây, Eurorack sẽ cho bạn cái nhìn khách quan nhất về KPI trong logistics.

 
kpi-trong-logistics

Trong Logistics KPI là gì?

 

MỤC LỤC NỘI DUNG (Xem chi tiết):

 

KPI là gì?

KPI theo tiếng anh là Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả công so với mục tiêu. Một khi doanh nghiệp đã hoàn thành sứ mệnh so với chỉ tiêu đề ra, KPI lúc này chính là thước đo cho sự tăng trưởng đó.

Tầm quan trọng của KPI

KPI là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát triển doanh nghiệp:

Đánh giá mục tiêu hoạt động

KPI đo lường hiệu suất làm việc từ đó đánh giá hoạt động kinh doanh dựa trên một số tiêu chuẩn cố định. Thông qua kết quả đạt được, doanh nghiệp có so sánh chính xác với mục tiêu ban đầu. Khi đó, nhà quản lý sẽ chủ động phát hiện: mình làm tốt ở đâu/ sai ở điểm nào; đưa ra quyết định đúng đắn chinh phục mục tiêu nhanh hơn.

kpi-danh-gia-hieu-qua-lam-viec
KPI đánh giá hiệu quả làm việc của tổ chức

Tạo môi trường học hỏi

KPI tạo bầu không khí học tập tại nơi làm việc. Chỉ cần nhìn thấy một điểm không thuận lợi cho KPI, cá nhân có cơ hội trao đổi với các đối tượng khác có liên quan tìm cách giải quyết vấn đề. Đây là cơ hội tuyệt vời để mỗi cá thể học hỏi và vận dụng vào thực hiện tốt mục tiêu.

Khuyến khích tinh thần trách nhiệm

Nếu không đặt bản thân vào môi trường cạnh tranh, cá nhân đối mặt với nguy cơ làm việc trong “vô hướng” không có kế hoạch cụ thể. Mặt khác, doanh nghiệp cũng khó đánh giá chính xác về hiệu suất làm việc của nhân viên. Tóm lại, KPI chính là "động lực" khuyến khích tinh thần làm việc cho người lao động và cả người sử dụng lao động.

Nâng cao nhuệ khí

Trong trường hợp kết quả KPI hoàn thành vượt mức mong đợi, đây sẽ là "bàn đạp" thúc đẩy nhuệ khí làm việc trong tổ chức hiệu quả hơn.

7 KPIs quan trọng trong logistics

Mỗi lĩnh vực, ngành nghề sẽ có tiêu chí đánh giá KPI riêng biệt. Trong logistics, KPI được thể hiện qua 7 tiêu chí căn bản sau:

Vận chuyển đúng hạn

Là KPI đầu tiên của logistics cung cấp tỷ lệ đơn hàng giao đúng hạn so với cam kết trên hợp đồng.

Thông qua chỉ số thời gian vận chuyển, tổ chức phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình thực hiện đơn hàng: mức độ chậm trễ ra sao, nguyên nhân nào dẫn đế hệ lụy trên từ đó đề xuất hướng giải quyết triệt để.

Cách đo lường:

Tỉ lệ vận chuyển đúng thời hạn = Số đơn hàng được giao đúng hẹn ÷ Tổng số đơn đặt hàng

thoi-gian-van-chuyen-la-kpi-dau-tien-cua-logistics

Thời gian vận chuyển ảnh hưởng rất lớn đến chi phí logistics

Mức độ đặt hàng chính xác

Là tỉ lệ chứng minh đơn hàng được giao thành công mà không gặp bất kỳ sự cố nào.

Bằng dẫn chứng xác thực, nhà quản lý xác định được tần suất, nguyên nhân vì sao đơn hàng gặp sự cố trong quá trình vận chuyển. Từ đó, cải thiện quá trình phân phối bằng cách: loại bỏ tỉ lệ đơn hàng không đạt chuẩn, làm sao đưa chúng về càng gần số 0 càng tốt.

Cách đo lường:

Tỷ lệ đơn hàng hoàn hảo = Số đơn hàng hoàn hảo ÷ Tổng số đơn hàng đã giao

Ta thấy, nếu chỉ số trên càng cao chứng tỏ công tác giao hàng của đơn vị càng tốt, càng nhiều đơn hàng chính xác doanh nghiệp càng tiết kiệm được nhiều chi phí logistics.

Thời gian giao hàng

Thời gian giao hàng được tính theo ngày hoặc giờ kể từ khi lô hàng rời khỏi nhà kho đến khi được giao đến tay khách hàng. Thời gian giao hàng chịu ảnh hưởng nhiều từ phương tiện vận tải, điều kiện môi trường...

Bằng cách giám sát chặt chẽ thời gian giao hàng, doanh nghiệp tối ưu năng suất giao hàng hoặc tìm ra những tác động ảnh hưởng đến tài xế, phương tiện vận tải làm chậm quá trình giao nhận.

Chi phí vận chuyển

Chi phí vận tải gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc vận chuyển, lưu thông, phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ. Thông qua đó, chủ đầu tư xem xét mức chi phí có vượt quá định mức cho phép.

Đây là mức chi phí lớn nhất trong hoạt động logistics, ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấu thành nên giá bán sản phẩm. Thế nên, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp chính là: làm sao cắt giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển mà vẫn đảm bảo chất lượng, thời gian giao hàng.

Chi phí lưu kho

Là loại chi phí phát sinh trong quá trình dự trữ hàng hóa bao gồm: phí lưu trữ, bốc xếp hàng hóa ra vào kho; tiền công thuê nhân viên quản lý kho.

Đo lường chi phí lưu kho chính xác tạo điều kiện thuận lợi để ban quản lý có chính sách điều chỉnh phù hợp, sao cho con số này càng tối giảm càng tốt.

chi-phi-luu-kho-dong-vai-tro-quan-trong-den-logistics

Chi phí lưu kho gồm phí lưu trữ, bảo quản và bốc xếp hàng hóa

Số lượng đơn vận chuyển

Tương tự như các chỉ số KPI khác, nhà quản lý dễ dàng nắm bắt thông tin số lượng đơn hàng được vận chuyển ra khỏi nhà kho thông qua bảng số liệu đã được ghi chép trước lý. Công tác này giúp doanh nghiệp đưa ra chính sách điều chỉnh và phân bố nhân lực hợp lý; cũng như thiết kế hệ thống kệ chứa hàng phù hợp, tiện lợi hơn cho công tác xuất - nhập.

Lưu ý: Tuy nhiên muốn cắt giảm hiệu quả chi phí logistics, doanh nghiệp đừng chỉ chú trọng đến "số lượng" đơn vận chuyển mà hãy đặc biệt quan tâm đến "chất lượng" đơn hàng. Nói một cách khái quát đó là: làm sao để hàng hóa vừa đảm bảo chất lượng vừa tận dụng triệt để dung tích trống trên đơn vị vận chuyển sao cho càng nhiều không gian được khai thác tối đa, số lượng và chất lượng đơn vận chuyển càng được tối ưu.

Độ chính xác của kho hàng

Đây là chỉ số đo lường độ "ăn khớp" của hàng tồn kho trong dữ liệu so với số lượng thực tế trong kho.

Qua giám sát, thủ kho hạn chế tình trạng hàng cũ lâu ngày ế ẩm hay không được kiểm soát tốt làm gia tăng hàng tồn kho.

Thông thường độ chính xác này từ 92% trở lên là tín hiệu mừng cho mọi tổ chức. Trong trường hợp chỉ số này dưới mức cho phép, đơn vị phải lập tức xây dựng lại cơ cấu quản lý và điều hành nhà kho.

Tham khảo: Nên hay không nên giữ hàng tồn kho?

Tạm kết

Chỉ số KPIs trong logistics có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc định giá cũng như hoạt động kinh doanh. Muốn nhanh chóng chinh phục mục tiêu kinh doanh, nhà quản lý phải xây dựng kế hoạch quản lí chi tiết, đảm bảo chỉ số KPIs phải được thực hiện một cách đồng bộ và không chồng chéo lên nhau.

Tuy nhiên, nếu quá tập trung vào một loại KPI sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả làm việc vì suy cho cùng, mục tiêu cuối cùng không phải là hoàn thành KPI mà là làm thế nào để giảm thiểu tối đa chi phí logistics.

Thông qua những chia sẻ trên, Eurorack hy vọng sẽ giúp bạn đọc giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến KPIs trong logistics.

Ý kiến của bạn