Tin tức

Lập kế hoạch Logistics - Chiến lược Quản trị chuỗi cung ứng thông minh

14:29 PM, 04/02/2023

Lập kế hoạch logistics là cơ sở để doanh nghiệp phát huy hết khả năng bằng cách hỗ trợ từng bộ phận riêng lẻ, đồng thời cải thiện hoạt động tổng thể của chuỗi cung ứng. Ngăn chặn tình huống chậm trễ, giảm chi phí và tăng công suất vượt trội.

kế hoạch logistics chiến lược

 

Kế hoạch Logistics là gì?

Logistics là tập hợp các nghiệp vụ quản lý sản phẩm từ khi chúng được tạo ra đến khi phân phối. Lập kế hoạch logistics liên quan đến việc tinh chỉnh quy trình đó để sử dụng nguồn lực một cách lý tưởng. Tạo ra nguồn cung ổn định và liền mạch.

Lập kế hoạch hậu cần không phải là một giải pháp tức thời. Đó là cách tiếp cận lâu dài đòi hỏi phải vạch ra các chiến lược và mục tiêu khách quan. Có yếu tố định lượng và dựa vào dữ liệu cụ thể đánh giá thành công.

Các loại hình quản lý Logistics

Có 4 loại quản lý hậu cần chính để giải quyết các lĩnh vực chuỗi cung ứng khác nhau:

1. Quản lý hàng tồn kho

Bắt đầu từ yêu cầu xem xét mua nguyên liệu thô sử dụng để tạo ra sản phẩm. Nhu cầu cần lưu trữ nguyên vật liệu và sau đó là thành phẩm được hình thành.

Trên thực tế, quản lý hàng tồn kho có thể tác động đến doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau, nhưng chủ yếu là giảm chi phí. Quản lý hàng tồn kho hiệu quả giúp lập kế hoạch đặt hàng chính xác, lưu giữ chính xác tình trạng nguồn cung và đáp ứng thời gian bán hàng số lượng lớn.

2. Sản xuất

Quá trình sản xuất là “xương sống” của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Điều tiết, phối hợp và kiểm soát mọi khía cạnh của quy trình sản xuất loại bỏ thời gian lãng phí. Ngay cả khi hoạt động kinh doanh suôn sẻ, vẫn có nhiều cách để tinh chỉnh chúng để có một hệ thống hiệu quả hơn.

3. Phân bổ

Vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh khác trong doanh nghiệp. Sản phẩm bị hư hỏng và thất lạc, giao hàng bị trì hoãn và các vấn đề khác không tránh được. Nhưng việc lên kế hoạch chiến lược có thể giảm bớt căng thẳng trên.

Giải quyết các kênh phân phối ở mọi giai đoạn của quy trình dự phòng làm giảm khả năng thất lạc và hư hỏng các mặt hàng. Nâng cao hiệu quả và hỗ trợ lợi nhuận cuối cùng.

4. Quản trị Logistics Ngược

Từ việc khách hàng trả lại sản phẩm đến việc tái chế các mặt hàng hư hỏng hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, điều quan trọng là phải xem xét hậu cần ngược trong kế hoạch và chiến lược chung.

Giải quyết những vấn đề này có thể làm giảm tác động tiêu cực đến lợi nhuận. Có nhiều cách để tái sử dụng nguyên liệu thô dư thừa hoặc tái sử dụng hàng trả lại.

quản trị kho logistics

 

Tại sao lập kế hoạch hậu cần lại quan trọng?

1. Xây dựng nền tảng kinh doanh vững mạnh hơn

Các hoạt động quản trị Logistics vững chắc giúp mọi thứ hoạt động trơn tru, trong phạm vi ngân sách và đáp ứng kịp thời các yêu cầu khách hàng. Đó là cơ hội tốt nhất để tổ chức chống lại nhiều rào cản. Việc thiết lập một cơ sở vững chắc cho phép doanh nghiệp tự duy trì và phát triển.

2. Tăng cường giám sát

Vì việc lập kế hoạch hậu cần liên quan đến tổ chức ở mọi cấp độ, nên nhà quản lý có được thông tin chi tiết về mọi thành phần tham gia. Qua đó, nhà quản trị dễ dàng điều chỉnh chuyển động khác nhau để thích ứng với từng giai đoạn nhằm hạn chế tác động đến toàn bộ chuỗi cung ứng.

3. Tạo ra sự linh hoạt và khả năng phục hồi nhanh

Lập kế hoạch Logistics chiến lược đòi hỏi sự minh bạch và ra quyết định dựa trên dữ liệu. Các nhóm thông tin hình thành giải pháp nâng cao góp phần hỗ trợ mục tiêu kinh doanh tổng thể. Hơn nữa, toàn bộ chuỗi cung ứng trở nên linh hoạt hơn và có thể thích ứng với sự gián đoạn bất ngờ.

4. Giảm chi phí và tăng doanh thu

Bán nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ hơn không phải lúc nào cũng là cơ hội duy nhất để tăng doanh thu. Giảm chi phí chẳng hạn như chi phí quản lý và tổn thất do tồn kho, doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận.

Lập kế hoạch cho phép sử dụng các nguồn lực hậu cận hiệu quả hơn thay vì đầu tư nhiều hơn, điều này cũng làm giảm chi phí chung. Lập kế hoạch còn giúp xác định các lĩnh vực cần cải thiện để giúp tổ chức dễ thích nghi với các yếu tố tiềm ẩn và vấn đề bất ngờ. 

5. Tăng sự hài lòng của khách hàng

Xây dựng danh tiếng thương hiệu bằng cách luôn đáp ứng mong đợi của khách hàng và duy trì mức độ dịch vụ khách hàng nhất quán. Lập kế hoạch Logistics chiến lược để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, những nhu cầu gần như ngay lập tức.

Quy trình lập kế hoạch Logistics chiến lược

1. Xây dựng một lộ trình vững chắc

Giống như hầu hết mọi thứ trong cuộc sống, kế hoạch có thành công hay thất bại tùy thuộc vào lộ trình. Xây dựng một kế hoạch chắc chắn đòi hỏi cách tiếp cận dựa trên dữ liệu với tính minh bạch trong suốt quá trình.

2. Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu

Các quyết định dựa trên dữ liệu có xu hướng chính xác và đáng tin cậy. Việc sử dụng thông tin khách quan xây dựng chiến lược tạo ra tính nhất quán trên toàn diện và cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về những gì đang xảy ra ở mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng.

3. Xây dựng phương án dự phòng

Ngay cả với một kế hoạch vững chắc, vẫn có thể đối mặt những vấn đề bất ngờ. Thiết lập phương án dự phòng giảm thiểu các vấn đề và giúp bạn đi đúng hướng. Nếu không phải là A, thì là B.

4. Tự động hóa

Tự động hóa mang đến cơ hội: Cải thiện quy trình làm việc; Giảm sai sót và tăng hiệu quả tổng thể; Xử lý và theo dõi các hoạt động giao hàng nhanh, hiệu quả. Tự động hóa đang dần trở thành một thành phần quan trọng trong kế hoạch Logistics hiện đại.

5. Đánh giá chiến lược thường xuyên

Hãy dành thời gian để xem xét kế hoạch và đánh giá dữ liệu kết quả hiện tại. Kiểm tra, xác định những thiếu sót và điều chỉnh chiến lược phù hợp để đáp ứng những thách thức bất ngờ.

Lập kế hoạch hậu cần tốt là chìa khóa cho tất cả các tổ chức. Giải quyết mọi khía cạnh của quản lý chuỗi cung ứng để tạo ra các quy trình hiệu quả hơn.

Ý kiến của bạn