Order Picking (lấy hàng trong kho) là một quy trình quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ kho hàng nào. Đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đang chịu áp lực tối ưu chi phí vận hành nhưng vẫn đảm bảo tỷ suất lợi nhuận thì order picking lại càng góp vai trò quan trọng hơn. Hoạt động này tiêu tốn đến 55% thời gian, chi phí vận hành trên tổng hoạt động của một kho hàng.
Là một nhà quản trị thông minh, bạn cần nắm bắt và phát triển một quy trình lấy hàng hiệu quả. Hãy cùng Eurorack tìm hiểu về phương thức hữu hiệu nhất để cải thiện quy trình vận hành Logistics cho doanh nghiệp của bạn.
Order Picking là quá trình lựa chọn và thu thập các mặt hàng từ kho hoặc trung tâm phân phối để thực hiện đơn hàng của khách hàng. Đây là giai đoạn đầu của quá trình hoàn thành đơn đặt hàng của khách hàng. Quy trình này phải hoàn hảo để các quy trình thực hiện còn lại - đóng gói đơn hàng, vận chuyển và hoạt động sau bán hàng - cũng có thể diễn ra suôn sẻ.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có chiến lược lấy hàng khác nhau, tuy nhiên cần lưu ý rằng quy trình này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất tổng thể của chuỗi cung ứng (tốc độ xử lý đơn hàng) và quá trình kiểm soát hàng hóa tồn kho.
Order picking là hoạt động cần nhiều nhân lực và thời gian. Vì vậy nếu doanh nghiệp thiết lập được một quy trình phù hợp với kho hàng của mình sẽ giúp tiết kiệm được nhiều chi phí. Cùng điểm qua vài lợi ích nổi bật của chiến lược này.
Giảm mật độ đi lại: Quá trình order picking được tối ưu hóa giúp tăng năng suất và hiệu quả trong quá trình vận hành kho. Phần lớn thời gian lãng phí vào hoạt động di chuyển để thu thập hàng hóa của nhân viên. Để hạn chế tình trạng di chuyển thừa này, doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược cho kho hàng và lên kế hoạch cụ thể cho các tuyến đường lấy hàng. Ngoài ra, cần chủ động liên lạc với nhân viên để tìm hiểu khó khăn, nguyên nhân cản trở việc di chuyển trong kho.
Giảm các sai sót: Quy trình lấy hàng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót như: sai số lượng đơn hàng, chọn sai mặt hàng, không kiểm tra các hàng hóa bị lỗi,... Khi các mặt hàng này được vận chuyển đến khách hàng chắc chắn sẽ bị trả lại, điều đáng lo ngại là sẽ ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng. Trong quá trình làm việc của con người việc xảy ra lỗi là bình thường nhưng nếu việc này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Do vậy, giải pháp cho doanh nghiệp là ứng dụng công nghệ vào vận hành kho. Khoản đầu tư này hoàn toàn có lợi vì độ chính xác cao, nhanh chóng và hiệu quả.
Tăng tính an toàn: An toàn của công nhân luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong một kho hàng. Mỗi doanh nghiệp cần phải ưu tiên quan tâm đến các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe của người lao động. Để phòng ngừa các trường hợp xấu xảy ra, doanh nghiệp nên lưu ý độ cao phù hợp, các hàng hóa dễ tiếp cận hoặc có thể sử dụng các loại xe nâng để hỗ trợ.
Tối đa hóa không gian: Việc mặt hàng không được đặt theo thứ tự, vị trí cố định sẽ gây khó khăn, mất thời gian để công nhân lấy hàng. Các dãy kệ kho hàng không phù hợp với diện tích khiến lối đi hẹp, không đủ không gian để xe nâng đi vào sâu bên trong cũng là vấn đề rất lớn. Lúc này, việc lập một kế hoạch lấy hàng phù hợp giúp giải phóng không gian, hàng hóa được sắp xếp khoa học sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của kho hàng lên gấp nhiều lần. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn các loại kệ chứa hàng thông minh để tối ưu hóa không gian lưu trữ kho hàng.
Phương pháp lấy hàng Piece Picking thường được sử dụng trong các hoạt động bán lẻ, đặc biệt là khi khách hàng yêu cầu các sản phẩm cụ thể hoặc khác nhau. Hoạt động này không có lịch trình cụ thể và diễn ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Ưu điểm: Được thực hiện nhanh khi có yêu cầu và quy trình đơn giản.
Nhược điểm: Phương thức này không có lịch trình và kế hoạch cụ thể nên thời gian tìm kiếm và chọn hàng lâu hơn, cần nhiều nguồn nhân lực hơn.
Đây là phương thức mà hàng hóa được chia ở những khu vực rời rạc. Nhân viên sẽ được phân công ở các khu vực làm việc riêng và sẽ phụ trách việc lấy hàng ở khu vực đó.
Ưu điểm: Tiết kiệm đáng kể thời gian di chuyển giữa các khu vực để hàng. Hàng hóa cũng sẽ được quản lý rõ ràng, cụ thể thuận lợi cho việc soạn các đơn hàng với nhiều nguyên liệu rời rạc.
Nhược điểm: Không phù hợp với nhà kho ít hàng hóa, có thể lãng phí thời gian khi nhân viên chờ nhận hàng từ các khu vực khác.
Phương thức này là sự kết hợp giữa piece picking và Zone Picking. Các đơn hàng sẽ được lên lịch nhặt hàng cùng 1 lúc tạo hoàn chỉnh và được thực hiện từng đợt trong suốt cả ngày.
Ưu điểm: Vì có thể chọn nhiều hàng hóa và sắp xếp tất cả hoạt động nên quy trình diễn ra nhanh hơn.
Nhược điểm: Một lượng lớn hàng được lấy cùng lúc nên yêu cầu về giải pháp chứa hàng sẽ tăng cao có thể tốn nhiều chi phí hơn.
Đặc điểm của phương thức này là các đơn hàng sẽ được chia thành từng nhóm nhỏ. Mỗi nhân viên sẽ được phân công nhiệm vụ cho 1 nhóm và nhặt hàng hóa cho lô đó tại một thời điểm nhất định.
Ưu điểm: Tiết kiệm đáng kể thời gian đi lại giữa các không gian vì người lấy hàng chỉ cần đến các vị trí kệ chứa hàng một lần.
Nhược điểm: Nếu kho hàng quá lớn có thể gây tình trạng quá tải bởi hàng hóa được chia thành quá nhiều nhóm khác nhau.
Với phương pháp này người lấy hàng phải thực hiện hoạt động chuẩn bị các nguyên liệu khi có yêu cầu. Họ chỉ cần dựa vào danh sách chọn được in và đến từng kệ để hàng lấy nguyên liệu đưa vào dây chuyền sản xuất.
Ưu điểm: Cách thức hoạt động khá đơn giản, hạn chế xảy ra các vấn đề lẫn lộn. Hoàn toàn phù hợp với các kho hàng nhỏ và số lượng đơn hàng thấp. Doanh nghiệp cũng dễ dàng hướng dẫn công việc cho nhân viên.
Nhược điểm: Tuy đơn giản nhưng phương pháp này không thật sự mang lại nhiều hiệu quả và tốn nhiều thời gian di chuyển. Bởi chặng đường nhân viên di chuyển hầu như toàn bộ trong kho chỉ hoàn thành một đơn hàng. Không thể áp dụng trong các doanh nghiệp lớn với số lượng đơn hàng cao.
Chiến thuật nhặt hàng này thường áp dụng cho doanh nghiệp cung cấp nhiều đơn hàng cùng một thời gian. Công nhân sẽ lần lượt lấy mã hàng hóa được yêu cầu và đưa vào các khu vực chứa riêng. Mỗi vùng chứa tương ứng với một danh sách đơn hàng.
Ưu điểm: Tối ưu quá trình phân loại vì đã được thực hiện bởi người lấy hàng. Loại bỏ việc di chuyển lặp lại, tiết kiệm lượng lớn thời gian và công sức.
Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ quản lý kho để lên lịch và phân cụm một cách khoa học và hiệu quả.
Order Picking góp vai trò không thể thiếu trong việc vận hành một kho hàng. Đặc biệt trong thực tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay việc tối ưu quy trình vận hành một cách hiệu quả lại càng cấp bách. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thông tin bổ ích về phương pháp lấy hàng cho kho xưởng của bạn.