Bán lẻ đang là "sàn đấu" cạnh tranh khốc liệt. Có rất nhiều thay đổi buộc doanh nghiệp phải thích ứng mới có thể tồn tại và phát triển. Cũng chính điều này khiến các nhà bán lẻ chịu không ít áp lực về nguồn hàng. Làm thế nào để quản lý tồn kho ngành bán lẻ hiệu quả trước muôn vàn thách thức - Bài toán khó lần nữa được đặt ra?
Nếu như điểm bán là "điểm chạm" giữa doanh nghiệp và khách hàng, kho lưu trữ chính là chất xúc tác. Hoạch định tồn kho ngành hàng bán lẻ là chuỗi các hoạt động liên quan đến năng lực cung ứng, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đối tác, nhu cầu thị trường.
Đặc tính kho hàng bán lẻ tập hợp nhiều mặt hàng chủng loại, quy cách đa dạng. Nhóm hàng mang tính cấp thiết, có tần suất tiêu thụ thường xuyên. Gián đoạn nguồn cung là tối kỵ trong hoạt động kinh doanh bán lẻ. Không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh, còn đe dọa trực tiếp đến độ uy tín thương hiệu.
Theo đó, công tác quản lý hàng tồn kho ngành bán lẻ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Bất kể bạn hoạt động trong ngành bán lẻ với quy mô lớn hay nhỏ, quản lý tồn kho được xem là mắt xích quan trọng kết nối các khâu bán hàng minh bạch. Các hạng mục chính trong quản lý tồn kho gồm:
Vậy đâu mới là giải pháp để doanh nghiệp quản trị tồn kho ngành bán lẻ mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động tài chính?
Trong một không gian mua sắm có nhiều nhóm hàng, nhà bán lẻ buộc phải xác định mức độ quan trọng của từng mặt hàng đem lại lợi nhuận ấn tượng cho tổ chức. Sắp xếp thứ tự ưu tiên để biết ngành hàng nào nên đầu tư chủ lực.
Xác định lượng tồn kho đủ khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quản trị tồn kho bán lẻ. Tránh tình trạng nhập hàng quá mức hoặc thiếu nguồn cung.
Lưu ý mốc thời điểm nhập hàng hưởng chính sách giá cùng ưu đãi tốt nhất nhé!
Vấn đề tối ưu không gian được đặt ra ở hầu hết lĩnh vực kinh doanh, bao gồm cả ngành hàng bán lẻ. Trong khi sản lượng và số lượng mặt hàng trong ngành ngày càng tăng cao, lắp đặt hệ thống lưu trữ chuyên nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn về mặt không gian.
Sắp xếp hàng hóa được kỳ vọng sử dụng hiệu quả không gian, tập trung cải thiện mật độ lưu trữ. Đảm bảo mức độ thông thoáng giữa các lô hàng, hạn chế nguy cơ chất chồng gây ra hư hỏng.
Hơn nữa, sắp xếp hàng hóa khoa học đáp ứng tiêu chuẩn quan sát và truy xuất tốt hơn khi có yêu cầu.
Quy tắc này nghiêm trọng đến mức thậm chí doanh nghiệp có thể sẽ mất khoản thiệt hại lớn nếu rủi ro xảy ra. Trái lại thông qua kiểm kê hàng tồn kho, doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình kho lưu trữ, nắm rõ lượng hàng trên từng mặt hàng cụ thể.
Mặc dù đòi hỏi tính chất công việc tốn nhiều thời gian lẫn công sức. Kiểm kê vẫn cho thấy tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Những dấu hiệu bất ổn đầu tiên nhanh chóng được phát hiện và xử lý. Song, vấn đề này hiện vẫn chưa nhận được quan tâm một cách kỹ càng.
Tổ chức nhân sự chính là đòn bẩy 4 nghiệp vụ nêu trên. Nhân sự đào tạo bài bản về kiến thức ngành hàng, kỹ năng lẫn nghiệp vụ chuyên môn.
Bên cạnh yêu cầu đến từ nghiệp vụ tồn kho, trưng bày sản phẩm bắt mắt cũng là một trong những hoạt động có ý nghĩa to lớn ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh bán lẻ. Hy vọng những chia sẻ hữu ích trên sẽ hữu ích cho doanh nghiệp muốn tối ưu hiệu quả trong quản lý tồn kho ngành bán lẻ.
Xem thêm: Cách trưng bày sản phẩm “đánh gục” khách hàng trong 3s