Tin tức

Quỹ đầu tư Logistics TỶ USD lần đầu “ghé thăm” Việt Nam

22:40 PM, 25/01/2022

2021 dù là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế, nhưng cũng đã đem lại nhiều cơ hội phát triển mới trong năm 2022.

Sự bùng phát mạnh mẽ đợt dịch Covid lần thứ 4, phong tỏa kéo dài nhiều tháng liền đặc biệt trong quý 3/2021 khiến toàn bộ chuỗi cung ứng “đóng băng”. Logistics bị ảnh hưởng trầm trọng, buộc tạm ngưng hoàn toàn.

Đến cuối tháng 12/2021 kinh tế mở cửa, thị trường ổn định và nhận tín hiệu tích cực. Cuộc tổng kết hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2021 cho thấy tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 66,2 tỷ USD, tăng 19,2%. Trong đó, xuất khẩu đạt 34,6 tỷ USD, tăng 25,1, kim ngạch nhập khẩu tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước.

quỹ đầu tư logisticsViệt Nam lần đầu nhận Quỹ đầu tư TỶ ĐÔ cho hoạt động phát triển Logistics

Căn cứ trên những điều kiện thuận lợi kích thích cán cân xuất nhập khẩu nói chung, Xu hướng năm 2022 Logistics Việt Nam sẽ đạt đỉnh cao cụ thể:

GLP - Tập đoàn đang quản lý danh mục tổng tài sản 120 tỷ USD chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản và vốn tư nhân, sẽ thành lập quỹ GPL Vietnam Development Partners I hay còn gọi tắt là GLP VDP I với tổng giá trị lên đến 1.1 tỷ USD. Đây là một trong những quỹ đầu tư lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.

Theo thông báo vừa được phát đi, các nhà đầu tư vào quỹ chủ yếu đến từ Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ và Trung Đông.

Được biết, với kế hoạch phát triển Logistics trong nửa đầu năm 2022, GLP VDP I tập trung vào hoạt động Logistics tại Hà Nội và TPHCM với tổng 900.000m2 cho 6 hạng mục dự án. Ngoài ra, hoạt động đầu tư lần này GLP đón nhận thêm sự có mặt của Quỹ hưu trí Hà Lan và nhà cung cấp dịch vụ tài chính toàn cầu Manulife.

Với việc nhận quỹ đầu tư trên, Việt Nam chính thức xác lập kỷ lục lần đầu tiên nhận quỹ phát triển tỷ đô cho hoạt động Logistics.

Ông Craig A. Duffy - Giám đốc Điều hành GLP có những chia sẻ sau đó: "Dòng tiền đầu tư đến từ các tập đoàn chuyên nghiệp vào phân khúc logistics tại Châu Á đang mạnh và Việt Nam được xem là một trong những thị trường hấp dẫn nhất".

Ông còn cho biết thêm: "Chúng tôi nhận thấy những điểm tương đồng giữa Việt Nam và các mô hình kinh doanh logistics chúng tôi đã triển khai tại Trung Quốc và Ấn Độ. Vì thế, chúng tôi tự tin sẽ tận dụng những kiến thức cùng kinh nghiệm của mình phát triển bền vững, dẫn đầu tại Việt Nam".

Chủ tịch VLA (Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam) nhận định: "Với lợi thế nằm ở trung tâm khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trên tuyến hàng hải quốc tế, Việt Nam có đủ tiềm năng trở thành trung tâm trung chuyển lớn".

Minh chứng rõ nhất trong 10 năm qua, Việt Nam ghi nhận những thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu xuất nhập khẩu: cứ 2 năm, mốc 100 tỷ USD lại được chúng ta chinh phục. Việt Nam sẽ có đủ tiềm năng và nguồn lực trở thành trung tâm Logistics vững mạnh, nhất là sau khi tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia 17FTA, nhu cầu giao thương, vận tải hàng hóa được kích thích diễn ra thường xuyên với số lượng lớn hơn trước.

Giấc mơ trở thành trung tâm Logistics không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới đang trong tầm tay. Và quỹ đầu tư Logistics chính là bệ phóng lý tưởng để Việt Nam hiện thực hóa giấc mơ này.

Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực Logistics là điều khó tránh khỏi. Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau, chủ động và đổi mới luôn là yêu cầu cấp thiết.

Xem thêm: Quản trị Logistics là gì? Bao gồm những hoạt động nào?

Ý kiến của bạn