Tin tức

Bộ 7 nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm thành công nhất

15:24 PM, 27/12/2022

Khách hàng ngày càng muốn có sự đảm bảo từ doanh nghiệp rằng họ sở hữu sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Việc tuân thủ nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm giúp cân bằng giữa tính hiệu quả về mặt lợi nhuận cho doanh nghiệp và an toàn sản phẩm cho người tiêu dừng. Cùng Eurorack tìm hiểu các nguyên tắc cốt lõi trong quản trị chất lượng qua bài viết dưới đây nhé!

nguyên tắc quản lý chất lượng
7 nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm đạt chuẩn ISO9001:2015
 

1. Lấy khách hàng làm trọng tâm

Thu hút và duy trì niềm tin của khách hàng là cách duy nhất để doanh nghiệp thành công lâu dài. Mọi liên hệ với khách hàng đều mang đến cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị gia tăng. Bao hàm cả việc đáp ứng những kỳ vọng hiện tại, dự đoán và thẩu hiểu cả những kỳ vọng trong tương lai của họ.

Khi tổ chức tập trung vào khách hàng, cách tương tác và phản hồi những yêu cầu từ thị trường sẽ được thiết lập một cách suôn sẻ. Bằng cách liên kết trên, doanh nghiệp thuận tiện tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn.

2. Khả năng lãnh đạo

Lãnh đạo là một phần quan trọng của quản lý chất lượng. Ban đầu chúng được cấp quản lý quyết định sẽ tạo ra và kinh doanh kinh doanh như thế nào để mang lại giá trị cụ thể.

Cấp lãnh đạo liên quan mật thiết đến việc tạo ra giá trị cho sản phẩm thông qua việc ra quyết định, hay thiết lập một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Mà ở đó mọi người sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau để chất lượng sản phẩm đạt giá trị cao.

Để xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả, ở nhà lãnh đạo cần thể hiện sự tôn trọng và khuyến khích nhân viên phản hồi về công việc của mình. Chú trọng đào tạo và cung cấp quyền hạn cần thiết để nhân sự hành động có trách nhiệm, tăng hứng thú trong công việc.

quản lý chất lượng sản phẩm
Quản lý chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh
 

3. Sự tham gia của mọi người

Một trong những nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm đạt chuẩn ISO là đòi hỏi quá trình tham gia của toàn thể nhân sự trong tổ chức. Gắn kết những người có chung đam mê, mục đích và lý tưởng làm việc tạo nên sức mạnh tập thể.

Để phát huy sức mạnh từ sức mạnh tập thể, cần thông qua hành động cụ thể. Điều này thể hiện rõ khi tổ chức đưa ra những kỳ vọng rõ ràng và cung cấp cho nhân viên công cụ cần thiết.

Ngày nay, hầu hết các tổ chức thành công đều có chung một công thức. Đó là sự ghi nhận và đề cao những nỗ lực và đóng góp của đội ngũ nhân viên.

4. Phương pháp tiếp cận quy trình

Một hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng dựa theo một quy trình cụ thể. Bắt đầu từ khâu xác định các quy trình kinh doanh chính. Sau đó là các tiêu chuẩn trong quy trình hiện hành. Cách tiếp cận cuối cùng là quá trình ghi lại kết quả đạt được. Những điều chỉnh thích hợp sẽ được đề xuất để cải tiến kết quả theo chiều hướng đi lên (trong trường hợp quy trình tiếp cận chưa tối ưu về mặt hiệu quả hay chi phí). 

Phương pháp tiếp cận đòi hỏi mối liên hệ chặt chẽ giữa các khâu trên nguyên tắc cùng hướng đến một mục tiêu chung. Đó là quản lý chất lượng sản phẩm hiệu quả.

Xem thêm: Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm hiệu quả cao nhất

quản trị chất lượng sản phẩm
Quy trình quản trị chất lượng sản phẩm bắt đầu và kết thúc từ phía khách hàng
 

5. Sự cải tiến

Nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục sản xuất sản phẩm chất lượng cao, hãy tìm cách cải tiến chúng liên tục. Vừa là việc duy trì mức hiệu suất hiện tại để không thua kém đối thủ cạnh tranh. Vừa không ngừng thích ứng trước những thay đổi trên xu hướng mới.

Việc theo sát và lắng nghe phản hồi của người mua cung cấp thông tin hữu ích, cho phép tổ chức khắc phục sự cố, giảm thiệt hại thấp nhất.

6. Quyết định dựa trên bằng chứng

Ra quyết định là một quá trình phức tạp. Liên quan đến nhiều yếu tố và cũng có thể làm thay đổi chiến lược hiện hành. Đó là lý do tại sao việc ra quyết định nên dựa trên bằng chứng lại quan trọng. Các quyết định trên cơ sở phân tích dữ liệu tạo ra kết quả đáng tin cậy. Cho phép nhà quản trị xem xét và thay đổi quyết định nếu cần.

vai trò của quản lý chất lượng
Vai trò của quản lý chất lượng trong hoạt động của chuỗi cung ứng
 

7. Quản lý mối quan hệ

Ngoài việc nhận được sự hỗ trợ từ mối quan hệ khách hàng, chất lượng sản phẩm còn là mối liên kết chặt chẽ giữ đối tác, nhà cung cấp và các bên liên quan khác. Đạt được thành công lâu dài khi phát triển các mối quan hệ này, chung quy là điều kiện lý tưởng để tối ưu hóa chất lượng sản phẩm. Song, các mối quan hệ chỉ hiệu quả khi phải đạt thỏa thuận và cam kết giữa quyền và nghĩa vụ một cách bình đẳng. Bất kỳ xung đột nào đều “giáng cú đòn chí mạng” đến hiệu quả hoạt động chung.

Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm làm việc trên cơ chế thúc đẩy sự hài lòng của khách hàng, bằng cách không ngừng nâng cấp để đạt sản phẩm chất lượng tốt nhất. Cùng với 7 nguyên tắc bài viết đề cập, doanh nghiệp cần triển khai quy trình quản lý toàn diện để đạt hiệu quả cao. Chúc bạn thành công!

Ý kiến của bạn