Bất kể kim loại hoạt động trong bất kỳ ngành hàng nào, một trong số những phương pháp xử lý bề mặt kim loại dưới đây đều đóng một vai trò quan trọng quyết định hiệu quả làm việc của kim loại trong nhiều năm.
Phương pháp mạ điện là quá trình tạo thành một lớp phủ kim loại mỏng trên bề mặt vật liệu. Trên nguyên tắc sử dụng dòng điện để khử các cation kim loại hòa tan. Qua đó, tạo một lớp phủ kim loại kết dính mỏng trên điện cực.
Phương pháp này cho phép truyền một dòng điện tích dương qua dung dịch chứa các ion kim loại, liên kết vào một dòng điện tích điện âm chạy qua phần kim loại cần mạ.
Các kim loại phổ biến sử dụng để mạ điện về cơ bản có khả năng dẫn điện tốt để nâng cao hiệu quả xử lý bề mặt.
Trên nguyên lý, phương pháp xử lý này tương tự như mạ điện. Tuy nhiên thay vì sử dụng điện, mạ không điện dùng một chất khử được chứa trong dung dịch mạ để tạo ra nguyên lý liên kết bền vững giữa dung dịch và vật liệu mạ.
Phương pháp có độ bám dính chắc, độ dày lớp phủ đồng đều. Thành phẩm sau quá trình xử lý bề mặt có lớp mạ khó rơi ra, hiệu quả cho nhiều năm sử dụng.
Phương pháp yêu cầu quy trình xử lý đưa kim loại ngâm vào bể chứa dung dịch kẽm, chì hoặc nhôm ở nhiệt độ cao. Theo đó, vật tư kim loại được ngâm xử lý trong thời gian quy định tùy vào tính chất đặc điểm và độ dày tương ứng tạo thành một lớp mảng trên bề mặt kim loại.
Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng ứng dụng cực kỳ phổ biến để chống ăn mòn kim loại trong môi trường khắc nghiệt. Một trong những ứng dụng tiêu biểu đến từ ngành sản xuất pallet – Sản phẩm chuyên hỗ trợ các kho hàng cố định và tải hàng nặng trên kệ. Pallet được xử lý bề mặt bằng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng có khả năng chứa hàng tải trọng nặng lên đến 3000kg/pallet. Chịu va đập và ứng dụng cao trong dài hạn, hiệu quả kinh tế bền lâu.
Tham khảo: Pallet ứng dụng phương pháp mạ kẽm chống gỉ tải cao, bền bỉ
Là phương pháp mạ kim loại trong môi trường chân không, cách biệt hoàn toàn với môi trường không khí. Bằng cách làm bay hơi vật liệu kim loại trong chân không và sau đó ngưng tụ nó trên bề mặt bộ phận.
Lớp mạ chân không có khả năng áp dụng phủ nhôm, niken, thép không gỉ và đồng thau. Tăng cường vẻ ngoài, độ bền và chức năng của bộ phận kim loại.
Phương pháp sử dụng các dung dịch hóa chất như phốt phát kẽm, dung môi hữu cơ để loại bỏ vết dầu mỡ, gỉ sét trên bề mặt kim loại. Ngăn chặn nguy cơ ăn mòn bề mặt cần sơn, cam kết tiêu chuẩn thép không gỉ.
Quá trình thực thi các phương pháp này được diễn ra trên trình tự nhiều bước. Tương ứng ở mỗi bước là một bể chứa dung dịch hóa chất. Sau mỗi giai đoạn, vật liệu được xử lý trong bể hóa chất sẽ được rửa sạch bằng nước để tiếp tục cho bước làm sạch tiếp theo.
Các phương pháp phun sơn làm việc trên nguyên tắc tận dụng tốt lực hút từ nguồn tĩnh điện trái dấu. Theo đó, lượng sơn đi ra từ vật dụng phun sơn được tích điện tích dương, tiếp cận với bề mặt vật liệu sơn đang tích sẵn điện tích âm. Nhiều ngành công nghiệp đã tự động hóa quy trình sơn để đạt chất lượng sơn vượt trội. Bên cạnh tiết kiệm hiệu quả chi phí cùng nguồn nhân lực.
- Lượng bột sơn dư thừa được sử dụng tối đa.
- Chất lượng sơn bền bỉ.
- Không sử dụng dung môi bảo vệ môi trường.
- Hiệu quả kinh tế tiết kiệm tối đa cho nhiều năm.
Sơn xử lý bề mặt được chỉ định để tăng cường khả năng chống ăn mòn của nhiều sản phẩm ngành hàng cơ khí chế tạo. Trong đó, ứng dụng kệ sắt để hàng nhà kho là một trong những công dụng tiêu biểu.
Xem thêm một số ứng dụng kệ sắt để hàng sử dụng công nghệ phun sơn tĩnh điện tại đây.
Phun nhiệt là một quá trình phủ sử dụng năng lượng nhiệt được tạo ra bởi quá trình đốt cháy hoặc bằng điện để đốt nóng và làm tan chảy một phần hoặc toàn bộ vật liệu. Sau đó va chạm và liên kết cơ học với bề mặt kim loại mục tiêu.
Phương pháp này thường được sử dụng trên các vật thể kết cấu lớn hơn để chống lại nhiệt độ cao. Bởi khi diễn ra quá trình nóng chảy, vật liệu cốt lõi vẫn giữ độ ổn định nhất định.
Có nhiều kỹ thuật khác nhau để xử lý bề mặt để tăng cường khả năng chống ăn mòn và củng cố độ cứng kim loại. Các phương pháp phủ bề mặt khác nhau cho các ứng dụng khác nhau được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên đặc tính ngành hàng, yêu cầu kỹ thuật cũng như chi phí đầu tư. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp xử lý bề mặt sản phẩm kim loại. Và ứng dụng chúng vào trong đời sống một cách hiệu quả nhất!