Trong quản lý tồn kho doanh nghiệp có lẽ mọi người đã quen thuộc với thuật ngữ vòng quay hàng tồn kho. Đây là một vấn đề mà chủ doanh nghiệp và quản lý kho luôn phải nắm để nắm vững để có thể theo dõi tình hình kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, với nhiều người còn chưa hiểu rõ về vòng quay của hàng tồn kho là gì và cách tính như thế nào? Vậy, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về thuật ngữ này.
Vòng quay của hàng tồn kho hay nhiều người còn gọi là hệ số quay vòng của hàng tồn kho được hiểu là tỷ số để kiểm tra giá trị hàng hóa tồn đọng trong kho của doanh nghiệp hay bất cứ một đơn vị nào đó. Tỷ số giá trị hàng tồn kho luôn phải xuất hiện trong báo cáo tài chính của mỗi doanh nghiệp. Con số này nêu lên được khả năng quản trị hàng tồn kho cho chính doanh nghiệp đó.
Có thể rút ra kết luận rằng nếu tỉ số cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đó đang hoạt động kinh doanh hết sức hiệu quả và ổn định. Và ngược lại nếu tỉ số đó thấp thì chứng tỏ đơn vị hoạt động không ổn định và hàng hóa đã bị ứ đọng nhiều. Nhưng nếu tỷ số quá cao thì cũng là điều không tốt bởi số lượng hàng hóa trong kho không đủ dẫn đến khi nhu cầu của thị trường tăng cao lại không đủ cung cấp khiến uy tín và doanh thu của doanh nghiệp sẽ giảm sút. Có thể khách hàng sẽ tìm đến những đơn vị cung cấp khác.
Xem thêm:
Việc tính vòng quay của hàng tồn kho là công việc mà bất cứ đơn vị doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện. Bởi chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng để xác định được khả năng cung cấp hàng hóa của doanh nghiệp đó trong các báo cáo tài chính. Đồng thời, chúng còn mang đến nhiều lợi ích khác nhau:
Để tính vòng quay của hàng tồn kho thường có công thức nhất định. Cụ thể công thức tính như sau:
Tỉ số vòng quay hàng tồn trong kho = doanh thu : giá trị kho trung bình
Số ngày của một vòng quay = Số ngày trong chu kỳ : số vòng quay hàng tồn kho
Trong đó:
Để hiểu được công thức trên bạn có thể theo dõi ví dụ sau đây: Công ty với doanh thu một năm 2020 là 1 tỷ đồng và giá trị trung bình của hàng tồn kho là 25 triệu. Như vậy vòng quay hàng tồn = 1 tỷ/ 25 triệu= 40 triệu.
Từ tỷ số vòng quay thì bạn có thể tính số ngày của một vòng quay = 365/40= 9,125 ngày. Con số này thể hiện cứ khoảng 9.125 ngày thì kho hàng của bạn sẽ tiếp tục nhập hàng mới.
Đây có lẽ là vấn đề mà không ít các doanh nghiệp đặt ra. Bởi không phải lúc nào cũng cao là tốt mà thấp là xấu. Mà như đã chia sẻ thì tỷ lệ này phụ thuộc nhiều vào thị trường, loại hàng hóa hay dòng tiền. Chính vì thế mỗi doanh nghiệp đều đưa ra tỷ lệ vòng quay của hàng tồn kho cho phù hợp.
Tuy nhiên, có một số mô hình hiệu quả đang được nhiều công ty trong và ngoài nước áp dụng đó chính là để số ngày luân chuyển hàng tồn ở mức an toàn là 90 ngày. Ngoài ra, có thẻ phụ thuộc thực tế vào các doanh nghiệp dựa trên số liệu thực tế chứ không phải số liệu ảo. Để tránh hiện tượng xuất hiện những số liệu ảo thì khi phát sinh ra những nghiệp vụ bán hàng thì kế toán luôn phải xuất hóa đơn trong mọi trường hợp.
Trên đó là những thông tin về vòng quay hàng tồn kho hy vọng mang đến cho các bạn những thông tin cần thiết và hữu ích nhất. Từ những phân tích nêu trên các bạn có thể đưa ra những nhận định sao cho đúng đắn nhất về hàng tồn kho của mình. Để giúp đưa ra những kế hoạch để doanh nghiệp phát triển đi lên. Nếu bạn có nhu cầu cung cấp giải pháp kệ chứa hàng để lưu trữ và quản lý hàng hóa hiệu quả hơn, liên hệ ngay với eurorack qua hotline 0938 520 379 để được tư vấn ngày nhé.