Tin tức

Điều kiện giao hàng CIF là gì Những thông tin cơ bản nhất

12:13 PM, 15/02/2022

Điều kiện giao hàng CIF là gì? Tại sao nên sử dụng CIF là cụm từ được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tìm kiếm nhiều nhất thời gian qua. Theo chân Eurorack, bài viết dưới đây sẽ cho bạn bức tranh tổng thể nhất về CIF.

điều kiện giao hàng cifĐiều kiện CIF (Cost, Insurance and Freight) áp dụng cho vận chuyển đường biển hoặc đường thủy

 

MỤC LỤC NỘI DUNG

 

I. Điều kiện giao hàng CIF là gì?

CIF là từ viết tắt của cụm Tiếng Anh "Cost, Insuracnce, Freight" thuật ngữ thương mại quốc tế thể hiện các khoản phí người bán phải trả để trang trải tiền hàng, bảo hiểm và chi phí. Chúng thường được viết liền cùng tên cảng biển nào đó.

II.Tầm quan trọng của CIF

CIF là tiền đề quan trọng phân chia trách nhiệm cũng như rủi ro giữa người bán và người mua. Trong đó, người bán sẽ mua bảo hiểm và chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng. Sau đó gửi bảo hiểm đến cho người mua cùng bộ chứng từ. Như vậy, người mua mới là người được bảo hiểm.

Khi hàng hóa đã được giao đến cảng đích của người mua, người mua phải trả giá đã thỏa thuận và chịu trách nhiệm mọi khoản phí nhập khẩu, thuế hoặc phí hải quan. Ngoài ra, bất kỳ chi phí vận chuyển, kiểm tra và cấp phép cũng như phí vận chuyển hàng hóa đến địa điểm cuối cùng thuộc trách nhiệm của người mua.

Tham khảo: 7 quy tắc đóng gói hàng hóa đúng chuẩn nhất

III. Khi nào nên sử dụng điều kiện giao hàng CIF?

CIF chỉ được áp dụng khi hàng hóa vận chuyển bằng đường biển hoặc đường thủy, điều khoản có lợi cho doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra thiệt hại, rắc rối trong quá trình triển khai hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tham gia mua bán quốc tế.  Đặc biệt phù hợp đối với thể loại hàng hóa dạng rời, dạng lỏng, hàng quá khổ hoặc xuất nhập số lượng lớn.

Theo điều khoản giao hàng CIF, người bán chịu bất kỳ tổn thất xảy ra trên hàng hóa từ khi xuất cảng đến khi hàng cập cảng người mua. Khi hàng đến cảng người mua, người mua phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khoản phí phát sinh khác.

Lưu ý: CIF không phù hợp với hàng hóa đóng container. Bản chất hàng container luôn đóng sẵn và chưa được mở cho đến khi tới đích, nếu có hư hỏng rất khó kiểm soát, nhất là khi vận chuyển số lượng lớn.

trach-nhiem-cua-nguoi-ban-trong-dieu-khoan-cifTrách nhiệm của các bên trong điều khoản CIF

IV. 9 trách nhiệm của người bán theo CIF

  • Giấy phép xuất khẩu và thủ tục hải quan.
  • Khoản phí, lệ phí vận chuyển, xếp hàng đến cảng người bán (nếu có).
  • Chi phí đóng gói.
  • Bằng chứng giao hàng.
  • Phí thông quan.
  • Thuế xuất khẩu.
  • Chi phí bảo hiểm.
  • Chi phí vận chuyển trước và giao hàng.
  • Chi phí kiểm tra hàng trước khi gia.

Trước đó, người bán phải giao hàng theo khung thời gian đã thỏa thuận.

V. 4 trách nhiệm của người mua theo điều khoản CIF

  • Chi phí bốc dỡ hàng.
  • Chi phí vận chuyển hàng khi giao.
  • Phí thuế hải quan.
  • Chi phí thông quan trước khi nhập khẩu.

Tùy vào thỏa thuận khác nhau giữa người bán và người mua, các điểm chuyển rủi ro và chi phí được tính khác nhau.

VI. Rủi ro đối với người bán

Rủi ro người bán nếu áp dụng điều khoản giao hàng CIF tương đối thấp, vì hàng hóa đã được chuyển sang cho người mua sau khi lô hàng được xếp, đồng nghĩa người bán chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất đến khi lô hàng được cập cảng người mua.

VII. Rủi ro đối với người mua

Có thể thấy CIF khiến phần lớn người mua phải gánh chịu nhiều rủi ro hơn người bán trực tiếp. Đổi lại, người bán sẽ phải chịu nhiều rủi ro hơn nếu số hàng xuất kho lớn, khó kiểm soát.

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về điều kiện giao hàng CIF - điều khoản vận chuyển hàng hóa cực kỳ quan trọng trong các vấn đề vận tải đường biển hoặc đường thủy, hy vọng qua đây bạn sẽ có thêm nguồn tin tham khảo bổ ích vận dụng vào thực tiễn.

Xem thêm: VGM là gì? Cách khai báo như thế nào?

Ý kiến của bạn