Hoạt động trong lĩnh vực logistics, bạn thường xuyên bắt gặp thuật ngữ VGM. Vậy VGM là gì, có vai trò ra sao đối với chuỗi cung ứng và cách thức khai báo ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung: |
VGM là từ viết tắt của cụm tiếng Anh Verified Gross Mass có nghĩa là Tổng khối lượng đã xác minh - một quy định nghiêm ngặt trong công ước An toàn sinh mạng con người trên biển SOLAS, được thực hiện bởi Ủy ban an toàn hàng hải Hàng hải Quốc tế của Liên hợp quốc.
VGM chính là toàn bộ khối lượng hàng hóa, vật kê lót cộng bì trọng lượng tàu chứa container. Để bảo vệ tính mạng của thuyền viên, ngăn ngừa tai nạn, VGM yêu cầu tổng trọng lượng container phải được thông báo trước khi bốc xếp lên tàu.
Việc khai báo VGM (Verified Gross Mass) là một yêu cầu trong vận tải logistic xuất nhập khẩu hàng hóa. Việc này giúp đảm bảo tính chính xác, an toàn trong xuất nhập khẩu.
Chi tiết hơn, mời bạn xem thêm: Quản trị Logistics là gì? Bao gồm những hoạt động nào?
VGM có sức ảnh hưởng lớn đến hiệu quả lưu trữ, bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu:
Đảm bảo an toàn trong vận tải hàng hải: khối lượng tịnh không chính xác của hàng hóa sẽ ảnh hưởng tải trọng của container. Việc này có thể gây ra các rủi ro không mong muốn như container bị xê dịch, di chuyển hay thậm chí lật và gây ra các tình huống nguy hiểm đến người và hoàng hóa. Khai báo form VGM đúng, chính xác sẽ giúp giảm nguy cơ tai nạn và bảo vệ tàu, thủy thủ, và hàng hóa.
Sắp xếp, cân đối trọng lượng phân phối đều, tăng hiệu quả trong vận chuyển hàng hóa: việc các hàng hóa được xác định đúng khối lượng tính sẽ giúp các container cũng như các tàu và vận tải xác định, quản lý khối lượng chính xác hơn. Việc này sẽ giúp quá trình vận tải diễn ra suôn sẻ, giảm tiêu thụ nhiên liệu, tối ưu chi phí và thời gian di chuyển.
Tuân thủ quy định an toàn hàng hải: Các quy định và tiêu chuẩn về VGM đã được Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) thiết lập và được thực thi bởi các cơ quan quản lý vận tải biển. Do đó, nếu cố ý xác nhận Verified Gross Mass không chính xác thì các bên liên quan sẽ phải nhận các hậu quả pháp lý thích đáng.
Với những điểm trên, chúng ta có thể thấy việc khai báo mẫu form VGM Verified Gross Mass đúng, chính xác sẽ đóng vai trò quan trọng không những trên chính chuyến hàng của hàng hóa doanh nghiệp bạn và còn với hệ thống vận tài hàng hải quốc tế.
Khai báo VGM chủ yếu được thực hiện với hàng hóa xuất khẩu, người gửi chịu trách nhiệm làm phiếu VGM. Sau khi hoàn thiện kê khai đầy đủ, người gửi tiến hành gửi phiếu đến hãng tàu quy định. Thời gian gửi tùy thuộc vào quy định trên Booking.
Lưu ý: Nếu VGM vượt quá tải cho phép của tàu, container không được xếp lên tàu. Trường hợp người gửi không khai báo hoặc nộp VGM không đúng quy định sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý cùng các chi phí phát sinh khác (nếu có).
Có 2 phương pháp xác định VGM:
Phương pháp 1: Phương pháp 1: Lấy toàn trọng lượng của container (có chứa hàng), sau đó trừ đi trọng lượng tàu khi không có container hàng. Cách tính:
Nếu gọi: X là trọng lượng toàn bộ tàu container hàng
Y là trọng lượng tàu khi không container hàng
VGM = X - Y
Phương pháp 2: Cân toàn bộ trọng lượng của hàng trước khi đưa vào container và cộng thêm khối lượng của vỏ container sau đó.
Nếu gọi: X là trọng lượng hàng trước khi đóng vào container
Y là khối lượng vỏ container
VGM = X + Y
– Ocean Carrier Booking Number: Số Booking của hãng tàu.
– Container Number: Số lượng container.
– Container Tare Weight: Trong lượng vỏ container.
– Weight of Pallets: Trong lượng của pallets.
– Unit of Measurement: Đơn đo lường.
– Responsible Party: Tên chủ hàng trên MBL.
– Name of Person Weighing: Tên người xác nhận cân.
– Authorized Person: Người được uỷ quyền (nếu có).
– Weighing Date: Ngày làm xác nhận VGM, thông thường sẽ cùng ngày cân container.
– Method of Weighing: Phương pháp tính VGM.
– Country of Method 2: Quốc gia, áp dụng trong trường hợp dùng phương pháp cân số 2.
– Weighing Facility: Dụng cụ cân.
– Shipper’s Internal Reference: Số kiểm soát nội bộ của chủ hàng.
Bước 1: Trường hợp cân hàng tại kho, chủ hàng tiến hành đăng ký cân.
Bước 2: Chủ hàng hoặc Công ty Logistics giám sát việc cân VGM. Nếu VGM vượt trọng lượng cho phép, chủ hàng cần dỡ bỏ hàng bớt xuống.
Bước 3: Kho hàng cấp 1 bản VGM cho chủ hàng giữ và 1 bản lưu giữ tại kho.
Bước 4: Chủ hàng sẽ đưa phiếu VGM cho hãng tàu.
Lưu ý: Trường hợp hàng container được đóng tại bãi, ở bước 1: chủ hàng đóng tiền phát hành chứng từ TCT, nhận phiếu xuất nhập bãi. Tiếp đến, chủ hàng nhập phiếu xuất nhập bãi, tiến hành cân container. Bước 3 & Bước 4 tương tự như container đóng tại kho.
Bước 1: Chủ hàng đóng tiền tại thương vụ cảng, nhận phiếu xuất nhập khẩu
Bước 2: Nộp phiếu xuất nhập khẩu đã nhận để cân hàng
Bước 3: Nhận phiếu VGM sau khi hàng được cân xong, tiến hành nộp phiếu cho đơn vị vận chuyển
Eurorack hy vọng bài viết đã giải đáp mọi thắc mắc của bạn về VGM là gì hy vọng bài viết đã giải đáp mọi thắc mắc của bạn về VGM. Mọi thông tin cần được hỗ trợ, vui lòng liên hệ 0938 520 379. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, chúng tôi sẽ cập nhập thường xuyên những kiến thức mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đừng bỏ lỡ phần Tin tức của chúng tôi nhé!