Trong khi Just in Time (JIT) cố gắng giữ tồn kho thấp nhất thì Just in Case (JIC) lại hoạt động dựa trên nguyên lý dự trữ tồn kho lớn. Vậy liệu việc cân bằng Just in Time và Just in Case có khả thi?
COVID-19 khiến hoạt động sản xuất trên toàn thế giới ngừng hoạt động. Doanh nghiệp nhận ra những sai sót trong hàng tồn kho Tinh gọn (Just in Time). Nhà sản xuất không thể tiếp cận nguyên liệu thô từ nhà cung cấp. Những gì sau đó họ gánh chịu là tổn thất nặng khi toàn bộ nguồn cung bị trì trệ.
“Vượt bão Corona”, các nhà quản trị nhận ra sự cần thiết khi phải cân bằng tốt hơn giữa hiệu quả và chi phí. Từ chiến lược Just in Time, hàng loạt doanh nghiệp chuyển sang chiến lược Just in Case. Đề cập đến việc nắm giữ lượng lớn hàng tồn kho “an toàn”, tránh tình huống đứt gãy nguồn cung.
Không chỉ có những bước đi mới mẻ trong định hướng tồn kho. Chủ trương chi tiêu cho hạng mục tồn kho cũng ghi nhận nhiều điểm mới mẻ. Cụ thể:
Tái sinh sau đại dịch, chủ trương chi tiêu nhiều hơn để giữ hàng hóa ổn định an toàn bên trong kho là ưu tiên của nhiều tổ chức. Nhưng bài toán về chi phí và rủi ro lại một lần nữa đặt ra giả thiết: Liệu doanh nghiệp có cân bằng được Just in Time và Just in Case?
Just in Time không tạo ra giá trị gia tăng, ngược lại chỉ sản xuất những gì khách hàng lựa chọn. Phương án trên mô tả việc số lượng hàng bán ra và tồn kho gần như không có sự chênh lệch. JIT được đánh giá là mô hình quản trị tồn kho có khả năng luân chuyển vốn linh động. Song, chỉ khi giá nguyên vật liệu và nguồn cung ổn định. Trường hợp sản xuất hay tồn kho bị tác động, toàn bộ chuỗi cung ứng có thể phải phải chịu rủi ro cao.
Ngược lại, Just in Case là chiến lược tập trung lưu trữ hàng tồn kho đảm bảo nguồn cung ổn định. Nhưng tương tự như JIT, JIC cũng có một số điểm cần lưu ý. Dự trữ tồn kho đồng nghĩa với việc gia tăng các khoản chi phí quản lý liên quan: Chi phí vận hành, chi phí xử lý tồn kho nếu hư hỏng hay chi phí cơ hội (Khoản phí bù đắp cho khả năng sinh lợi nhuận trong trường hợp chi phí sản xuất trên thị trường giảm hơn so với trước đó).
Xem thêm:
Thoạt nhìn, hai chiến lược trên là đối nghịch. Song, chúng hoàn toàn có thể bù trừ và phát huy tối đa ưu điểm riêng. Không nhất thiết phải có sự lựa chọn rạch ròi giữa một trong hai phương án. Nếu được cân bằng và ứng dụng cho từng thời điểm thích hợp, cân bằng giữa Just in Time và Just in Case hoàn toàn đem lại lợi ích khả thi.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ đem đến bạn đọc kiến thức hữu ích để vận dụng vào thực tiễn. Đừng quên theo dõi thêm nhiều bản tin mới nhất của chúng tôi tại mục Tin tức bạn nhé!