Tin tức

Phân biệt Just In Time và Just In Case Lựa chọn nào tốt nhất?

16:30 PM, 16/08/2022

Just In Time và Just In Case là hai phương thức sản xuất được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng hoạt động trên nguyên tắc đối lập nhau. Tìm hiểu Just In Time là gì? Just In Case là gì? qua bài đăng dưới đây để có cách phân biệt chính xác nhất!

Tổng quan về Just In Time

1. Just In Time là gì?

Just in Time (JIT) là mô hình liên quan đến việc sản xuất hàng hóa ngay khi tiếp nhận đơn đặt hàng. Quy trình này khá mâu thuẫn với các phương pháp sản xuất thông thường xoay quanh việc mang theo hàng tồn kho.

just in time là gì

2. Đặc điểm của mô hình JIT

Just In Time hướng đến 4 mục tiêu

- Đúng sản phẩm: Chỉ sản xuất ra cái khách hàng mong muốn.

- Đúng số lượng: Số lượng hàng bán "khớp" lượng hàng được sản xuất ra.

- Đúng thời điểm: JIT có thể loại bỏ rất nhiều những tắc nghẽn và sự chậm trễ trong chu kỳ sản xuất, đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường.

- Đúng chi phí: Đối với phương thức sản xuất Just In Time, tồn kho gần như bằng không. Tồn kho không cần thiết tránh lãng phí chi phí lưu kho.

3. Just In Time đem lại những lợi ích gì?

Mô hình JIT giúp giảm chi phí lưu kho: Lưu kho siêu tốn kém và mất nhiều nguồn lực của công ty. Nhất là hàng tồn kho trong một thời gian dài. Giảm tình trạng quá tải lượng tồn kho dư thừa hoặc không có nhu cầu.

Sản xuất đúng lúc sẽ làm giảm nguy cơ sản xuất thừa. Vì doanh nghiệp chỉ sản xuất khi nhận yêu cầu đặt hàng.

“Trung thành” với yêu cầu của khách hàng, giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi. Doanh nghiệp cũng nhờ vậy có điều kiện tập trung gia tăng chất lượng sản phẩm.

Giảm diện tích kho bãi, hàng hóa không cần phải cất giữ mà có thể trực tiếp đến điểm đến tay khách hàng.

Gia tăng lợi thế cạnh tranh: Trong thị trường luôn thay đổi ngày nay, JIT cung cấp lợi thế cạnh tranh đáp ứng tốt kỳ vọng của khách hàng với các mối quan hệ lâu dài.

4. Ngành hàng nào thích hợp áp dụng mô hình sản xuất Just In Time?

Mô hình Just In Time đem đến hiệu quả ứng dụng lý tưởng khi áp dụng trong một số ngành hàng tiêu biểu như:

  • Ngành hàng có quy trình sản xuất là giống nhau, thời gian sản xuất ngắn.
  • Sản phẩm có nhiều khả năng thay thế, khách hàng thường từ bỏ thói quen cũ.
  • Các chi tiết ngay khi được hoàn thiện sẽ được đưa vào gia công cho công đoạn tiếp theo.

Nếu doanh nghiệp đáp ứng tất cả các tiêu chí này, hệ thống JIT có thể là lựa chọn phù hợp.

Có thể thấy, việc áp dụng mô hình Just In Time Sản xuất tức thời đem lại vô vàn lợi ích khi có sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và cung ứng.

Xem thêm:

 

Tổng quan về Just In Case

1. Just In Case là gì?

Just In Case là mô hình sản xuất truyền thống, tập trung nhiều hơn dự đoán nhu cầu và tồn kho dự kiến. Phương pháp chú trọng tồn kho “đề phòng” nhu cầu đột ngột tăng cao hoặc nguồn cung nguyên liệu hạn chế.

just in case là gì

2. Đặc điểm của mô hình JIC

Đặc trưng của mô hình JIC đó là việc tích trữ lượng lớn tồn kho. Tồn kho cao chiếm dụng phần lớn không gian và tài nguyên. Bù lại, doanh nghiệp nhanh chóng đáp ứng đơn đặt hàng.

3. Just In Case đem lại những lợi ích gì?

Đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường: Nếu một đơn đặt hàng lớn đột xuất đến, một công ty có nhiều khả năng có thể cung cấp đúng hạn nếu lượng hàng tồn kho cao.

Tối ưu nguồn cung ứng nguyên vật liệu: Nếu nguồn cung cấp các thành phần quan trọng và nguyên vật liệu cần thiết để tạo ra thành phẩm không đến được, doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục sản xuất.

Tiết kiệm chi phí cho hoạt động thu mua: mỗi khi mua nguyên liệu và linh kiện, chúng được thực hiện với số lượng lớn. Mua số lượng lớn được giảm giá, giúp tiết kiệm tiền.

4. Ngành hàng nào thích hợp áp dụng mô hình sản xuất Just In Case?

Chiến lược gia tăng lợi thế cạnh tranh nhờ tích trữ sẵn lượng lớn hàng tồn kho, Just In Case là sự lựa chọn lý tưởng cho các mô hình:

  • Sản xuất được gia công sản xuất trên những tiêu chuẩn giống nhau.
  • Ngành hàng được dự đoán với lượng tiêu thụ ổn định. Tỷ lệ ghi nhận các yêu cầu đặc biệt trong đơn đặt hàng hầu như rất thấp.

Trong khi Just In Time đặt mục tiêu sản xuất bằng phương pháp tinh gọn, Just In Case chinh phục thị trường thông qua lợi thế tồn kho. Liệu có giải pháp nào để doanh nghiệp cân bằng Just In Time và Just In Case khi ứng dụng?

Cân bằng Just In Time và Just In Case

Ngày nay, các nhà quản lý hoàn toàn có thể tích hợp mô hình sản xuất Tinh gọn Just In Time với mức tồn kho hiệu quả Just In Case cân bằng giữa hiệu quả và chi phí. Chiến lược này yêu cầu dự báo nhu cầu chính xác hơn so với hệ thống JIC nhưng không nhằm mục đích duy trì tồn kho ở mức 0, như trong hệ thống JIT.

so sánh just in time và just in case

JIC với mục tiêu chính là giải quyết nhu cầu sản xuất và bán hàng dài hạn và ngắn hạn bằng cách giữ mức tồn kho đủ thấp về chi phí. Nhưng đủ cao để chống lại sự chậm trễ của nhà cung cấp hoặc sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu gia tăng.

Tất nhiên, bạn cần cân bằng Just In Time và Just In Case. Bằng cách nào?

Các nhà lãnh đạo sẽ thiết lập nguồn hàng tồn kho hợp lý rút ngắn chuỗi cung ứng đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường. Trước tiên, cần tính toán mức tồn kho trọng điểm. Xem xét đặc tính quan trọng của sản phẩm, mức độ khan hiếm của một mặt hàng và mức độ dễ dàng bạn có thể mua được cũng như khả năng hư hỏng hoặc lỗi thời.

Việc mua hàng được thực hiện để duy trì một kho dự trữ lành mạnh và tránh tình trạng hết nguyên liệu làm chậm hoặc ngừng sản xuất là chủ trương hàng đầu. Có thể sử dụng hàng tồn kho của JIC cho các mặt hàng trọng điểm, quay vòng nhanh, đảm bảo hàng luôn có sẵn nhưng được tiêu thụ liên tục. 

Trong mô hình sản xuất Just In Time, tất cả các bộ phận được sử dụng để tạo sản phẩm hoàn thiện đảm bảo hoàn thành và xuất kho trong một thời gian ngắn. Lưu ý việc lấp đầy kho lưu trữ với lượng lớn hàng tồn kho lưu trữ thời gian dài là không khả thi.

Bài viết đã hướng dẫn đầy đủ đến bạn về Mô hình sản xuất Just In Time và Just In Case. Bạn có thể bắt đầu điều chỉnh và áp dụng chúng vào mô hình kinh doanh của mình một cách hiệu quả nhất.

Ý kiến của bạn