Tìm kiếm khách hàng Logistics xuất nhập khẩu là câu hỏi khó đối với nhiều doanh nghiệp, khi thị trường Logistics mang tính cạnh tranh rất cao. Tuy nhiên, nếu không giải được bài toán này thì doanh thu, lợi nhuận công ty sẽ không thể tăng trưởng. Trong hầu hết trường hợp, nhân viên kinh doanh là người chủ động tiếp cận khách chứ khách không tự tìm đến với doanh nghiệp.
Mục lục nội dung: |
Đối tượng khách hàng logistic là các doanh nghiệp ở đa dạng ngành nghề có nhu cầu vận chuyển, quản lý hoặc lưu trữ hàng hóa ở xuyên quốc gia. Dưới đây là các đối tượng khách hàng logistic cơ bản:
Doanh nghiệp sản xuất: là các đối tượng doanh nghiệp có nhu cầu nhập đầu vào các nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất và các thành phẩm tiếp tục đến các địa điểm khác nhau. Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất này ở các ngành thực phẩm, đồ gia dụng, công nghệ, oto,..
Thương mại điện tử: Các doanh nghiệp thương mại điện tử (như Tiki, Shopee, Lazada) sẽ cần chuyển hàng từ các kho hàng đến khách hàng, người tiêu dùng với thời gian ngắn nhất. Vì vậy, giao hàng đúng hẹn, lưu kho thông minh,... là các yếu tố mà kho hàng của các doanh nghiệp thương mại điện tử này luôn mong muốn tối ưu.
Nhà sản xuất và phân phối: Các nhà sản xuất và nhà phân phối cần vận chuyển hàng hóa giữa các kho và điểm bán hàng. Họ cũng có nhu cầu quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả.
Nhớ rằng, đối tượng khách hàng có thể biến đổi theo thời gian và theo xu hướng phát triển của ngành logistics, do đó cần thường xuyên nắm bắt thông tin về thị trường để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và kinh doanh của bạn.
Trước khi hướng đến chỉ tiêu cao, bản thân chuyên viên kinh doanh lĩnh vực Logistics xuất nhập khẩu phải nắm được 3 nguyên tắc “chủ chốt”. Nếu không, họ sẽ dễ rơi vào trạng thái lạc lối, khủng hoảng vì con số đạt được không như mong muốn của cấp trên.
>>> Xem thêm: Logistics là gì? Tiềm năng phát triển của ngành Logistics
Làm việc ở đâu cũng vậy, đầu tiên, nhân viên luôn phải nghiên cứu thông tin về sản phẩm, hàng hóa của công ty trước. Hiện tại, công ty bạn đang chuyên về hàng nhập (inbound) hay đang lập nên thành tựu với hàng xuất (outbound)? Đặc trưng nổi bật của các loại hàng đó là gì? Hãy tự đặt vài câu hỏi về những loại hàng đó và thống kê câu trả lời chi tiết, đầy đủ.
Từ đây, bạn sẽ xác định được đối tượng mà mình nên tiếp cận để tăng tỷ lệ thu hút khách hàng quan tâm, ủng hộ. Bên cạnh đó, nhân viên sale sẽ dễ dàng tư vấn cho khách hàng và có phong thái tự tin hơn, đem lại hình ảnh uy tín hơn trong mắt khách.
Mỗi một doanh nghiệp đều có điểm mạnh riêng, đó là ưu điểm mà bạn có thể cân nhắc “mổ xẻ” để nghĩ ra phương án quảng bá tốt hơn. Khi bạn tiến hành tư vấn dịch vụ, bạn sẽ thuyết trình lưu loát về thế mạnh của công ty và lợi ích của khách hàng.
Chẳng hạn, so với các đơn vị vận tải khác, công ty bạn có điểm tốt là sở hữu hệ thống truân chuyển hàng hóa nhanh chóng, chính xác. Từ đó, bạn thuyết phục khách sử dụng dịch vụ của mình và “giữ chân” khách bền vững.
Bên cạnh đó, việc công ty của bạn đang mạnh ở tuyến logistic nào, ví dụ tuyến châu Á, tuyến Trung Đông hay tuyến Mỹ - Úc. Có vậy, bạn mới có thể tự tin hơn trong việc cung cấp, tư vấn dịch vụ đến khách hàng logistic.
Vào thời điểm hiện tại, thị trường đang có gì nổi bật? Xu hướng phát triển như thế nào? Công ty bạn nằm ở đâu trên thị trường? Bạn cần nghiên cứu, giải mã từng vấn đề thì mới mong lập ra kế hoạch sales Logistics bền vững. Ngược lại, nếu bạn không tham khảo thông tin từ cả “đồng minh” lẫn đối thủ thì bạn có thể bị bỏ lại trên đường đua. Bối cảnh phát triển của ngành Logistics hiện nay quan trọng là thế.
Tạo ra giải pháp tối ưu và phù hợp với từng khách hàng logistic dựa trên nhu cầu xuất nhập khẩu, lưu kho hàng hóa hay nhập nguồn cung cụ thể của họ là điều mà bạn nên lưu ý. Bạn cũng sẽ cần đảm bảo bảo rằng các giải pháp logistic mà bên phía bạn đưa ra không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng yêu cầu cơ bản của khách hàng mà còn giúp tối ưu hóa các hoạt động và giảm thiểu chi phí.
Ngoài việc đáp ứng cơ bản các dịch vụ mà khách hàng logistic cần ở bạn, thì việc tạo mối quan hệ cũng sự tin tưởng sử dụng dịch vụ lâu dài của khách hàng đó là điều rất quan trọng. Trong đó, các điểm như giao hàng đúng hẹn, đảm bảo hàng hóa kỹ lưỡng, an toàn hay các biên bản rõ ràng, minh bạch khi làm việc là các yếu tố có thể khiến khách hàng hài lòng và sẵn sàng hợp tác lâu dài với bạn.
Tìm kiếm khách hàng Logistics không chỉ đơn giản là sử dụng công cụ tìm kiếm, mạng xã hội để tra cứu thông tin là xong. Thay vào đó, các sale logistics cần xác định xem mình muốn tìm khách theo hướng nào thì quá trình mới thật sự hiệu quả. Dưới đây, Eurorack sẽ tóm tắt về 3 phương án phổ biến nhất cho bạn đọc tham khảo.
Sau khi nắm rõ điểm mạnh, dịch vụ cũng như tuyến mạnh của công ty, hãy thử tìm kiếm khách hàng Logistics trên cơ sở mục tiêu. Tùy theo việc công ty bạn có lợi thế ở tuyến nào thì bạn có thể dành thời gian tìm khách truân chuyển hàng hóa qua các tuyến đó. Như vậy, bạn sẽ tìm được tệp khách hàng như tiêu chí cấp trên đã đưa ra cho bạn.
Tìm khách hàng Logistics theo mùa chưa bao giờ là phương pháp lỗi thời. Hãy quan sát xem vào thời điểm hiện tại, mặt hàng nào được xuất khẩu nhiều nhất để kịp thời chuyển mình theo công ty. Ngoài ra, bạn còn có thể tập trung vào một vài doanh nghiệp có hệ thống xuất nhập khẩu quanh năm. Họ sẽ là đối tác tiềm năng cho công ty của bạn.
Tất cả các công ty kinh doanh hàng xuất nhập khẩu chuyên nghiệp đều nêu rõ thông tin trên các phương tiện truyền thông. Dựa vào đó, bạn hãy chủ động liên hệ với họ và thảo luận về việc cung cấp dịch vụ của công ty mình. Dĩ nhiên trước đó thì bạn phải tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp muốn chào hàng.
>>> Tham khảo thêm: Học logistics ra làm gì? Những kỹ năng cần có để học logistics
Nguồn khách hàng Logistics không hiếm, bạn dễ dàng tìm thấy nhờ công nghệ ngày nay phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn đang phân vân, thắc mắc thì hãy để Eurorack mách bạn các kênh tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu quen thuộc nhé.
- Ghé thăm yellow pages: Hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đều có một trang danh bạ công ty được gọi là yellow pages (trang vàng). Hãy tìm kiếm thông tin trên yellowpages.vn, hosocongty.vn, v.v. và liên hệ với khách hàng qua phương thức mà họ đề cập.
- Diễn đàn sales Logistics: Trên các diễn đàn về xuất nhập khẩu, bạn có thể tìm được doanh nghiệp như tiêu chí và đọc được các topic hay. Một diễn đàn thường rất rộng lớn và tập hợp nhiều người tham gia nên đừng ngại nghiên cứu data khách hàng xuất nhập khẩu tại đây.
- Mạng xã hội: Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, Youtube là những nơi đáng tin cậy để tìm đối tác tiềm năng. Đặc biệt là LinkedIn, một kênh đòi hỏi sự chuyên nghiệp và uy tín cao. Trong khi đó, Facebook lại tập hợp các nhóm cộng đồng về vận tải, xuất nhập khẩu, v.v. - nơi quy tụ nhiều đại diện, nhân viên doanh nghiệp.
- B2B website: Chỉ bằng một vài từ khóa, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều website của các doanh nghiệp B2B. Họ là tệp khách hàng lý tưởng mà bạn có thể thử tìm hiểu, liên hệ để sale dịch vụ công ty của mình.
- Hội chợ triển lãm: Thi thoảng, các hội chợ triển lãm thương mại sẽ được tổ chức và đây là dịp để các doanh nghiệp hội tụ. Tại đây, công ty của bạn vừa được quảng bá thương hiệu, sản phẩm, vừa được tiếp cận với nhiều đối tác khác. Là một nhân viên kinh doanh, bạn nên tham gia để tìm nguồn khách hàng Logistics cho công ty mình.
Ngoại trừ những nguồn mà Eurorack đề cập, bạn đọc nên tìm thêm nhiều nguồn khác nhằm đảm bảo mục tiêu doanh số. Nhìn chung, tìm kiếm khách hàng Logistics không phải là bài toán dễ dàng, song nó là bước đầu để bạn tiến đến hành trình đàm phán, hợp tác trong tương lai. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã biết thêm thông tin về chủ đề tiếp cận khách hàng Logistics.