Sự đầu tư của doanh nghiệp vào việc quản trị Logistics và tiềm năng phát triển của lĩnh vực này đã làm cho ngành Logistics HOT hơn bao giờ hết. Hiện nay, nhiều học sinh, sinh viên cũng quan tâm đến Logistics và đặt ra các câu hỏi như: Logistics là gì? học Logistics ra làm gì? Logistics lương bao nhiêu? Hãy đọc bài viết này để biết thêm thông tin nhé.
Mục lục nội dung: |
Logistics nằm trong hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, chỉ dòng chảy thuận, ngược của hàng hóa, dịch vụ và tất cả những thông tin liên quan. Quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát nhân tố này bắt đầu từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến điểm đích cuối cùng là vận chuyển đến người tiêu dùng nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của họ.
Quản trị Logistics liên kết chuỗi cung ứng lại với nhau. Nguồn lực trong Logistics bao gồm vật liệu, thiết bị, vật tư là hàng hóa hữu hình, thực phẩm cùng các mặt hàng tiêu hao khác.
>>> Xem thêm: Quản trị Logistics là gì? Những hoạt động cơ bản trong quản trị Logistics
Khi bước vào lĩnh vực này, bạn sẽ làm quen với một số hoạt động như hoạch định tình hình cung - cầu, vận tải hàng hóa, quản lý phương tiện vận chuyển, kho bãi, quản trị tồn kho, v.v. Bên cạnh đó, bạn còn có khả năng đóng vai trò tìm kiếm nguyên liệu, đóng gói sản phẩm, kiểm soát dịch vụ khách hàng, v.v. Nhìn chung, đây là một ngành nghề đa dạng, phong phú và đậm tính thực tiễn.
Trước khi lựa chọn ngành Logistics, bạn cần hiểu lý do tại sao mình nên đi theo con đường này. Hiện tại, Logistics được xem là một trong những ngành có sức hút cao. Theo Agility năm 2022, Việt Nam đứng thứ 11/50 nhóm thị trường Logistics mới nổi trên toàn thế giới. Xét tại khu vực ASEAN, Việt Nam tự hào dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến Logistics được FMC (Cơ quan Quản lý hoạt động hàng hải) cấp phép.
Song song với thị trường điện tử đang phát triển một cách nhanh chóng, Logistics cũng tăng trưởng cao vào giai đoạn gần đây. Kể cả khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, Logistics vẫn chứng tỏ vị thế khi không bị suy thoái kinh khủng như các lĩnh vực khác. Chính vì thế, nhu cầu tuyển dụng nhân sự Logistics là rất lớn.
Đặc biệt, những bạn trẻ có năng lực nổi bật, thái độ nghiêm túc sẽ được công ty “săn đón” bởi sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng ở thời điểm hiện tại. Do thế, bạn không cần phải lo sợ đến việc thất nghiệp sau khi ra trường hay ngần ngại vì thu nhập ngành không cao.
Ngoài ra, bạn còn có cơ hội trau dồi khả năng hội nhập vì làm việc trong môi trường quốc tế. Thi thoảng, bạn sẽ tương tác với người nước ngoài khi tham gia vào quá trình xuất nhập hàng. Mấu chốt để đạt mức lương cao hiện nay là năng lực chuyên môn và năng lực ngôn ngữ. Miễn bạn chăm chỉ, có tài thì dù ở đâu bạn cũng có thể gầy dựng sự nghiệp cho riêng mình.
Bạn không nhất thiết phải học ngành Logistics để làm việc liên quan đến ngành nghề này. Thay vào đó, bạn có thể học các ngành về kinh doanh, giao thương, v.v. và từ từ bổ sung kiến thức Logistics.
Tuy nhiên, nếu bạn đam mê Logistics thì hãy trực tiếp học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại các trường đại học như Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Đại học Thủ đô Hà Nội, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Đại học Giao thông Vận tải TPHCM, Đại học Thương mại, v.v. Nó mang lại kiến thức, môi trường và cơ hội mở rộng mối quan hệ cũng như theo đuổi sự nghiệp.
Trong bốn năm mài giũa ở giảng đường, bạn sẽ lần lượt học hết những môn học như quản trị học nhập môn, kênh phân phối và lưu trữ, thiết kế chuỗi cung ứng, quản lý chuỗi cung ứng, v.v. Đây là nền tảng vững chắc để bạn trở thành ứng viên nổi trội so với người học trái ngành.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian trau dồi thêm kiến thức bằng vô vàn khóa học trên Udemy, Coursera, EdX, Future Learn, v.v. Chứng chỉ được cấp từ các trang web này có tính ứng dụng cao nhờ độ uy tín của giảng viên lẫn khóa học.
Ngoài yếu tố đam mê, cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập là điều mà ai ai cũng quan tâm khi chọn một ngành học. Vì tính chất ngành quá rộng, bạn sẽ thắc mắc học Logistics ra làm gì? Lương Logistics bao nhiêu?, v.v Sau khi ra trường, bạn có thể đầu quân vào các doanh nghiệp Logistics, đảm nhận trách nhiệm liên quan mật thiết đến ngành học.
Một số vị trí phổ biến là Chuyên viên quản lý kho, Chuyên viên thu mua, Chuyên viên xuất nhập khẩu, Người điều phối vận tải hoặc làm bên Hải quan. Mặt khác, bạn cũng nên thử vào các phòng ban chuyên môn như Kế toán, Marketing, Nhân sự, Chăm sóc khách hàng nếu bạn có nghiên cứu, tìm tòi về những lĩnh vực đó. Nhờ lợi thế kiến thức chuyên ngành Logistics, hồ sơ ứng tuyển của bạn sẽ được đánh giá cao hơn so với các ứng viên khác.
Chứng từ, kho vận, thanh toán quốc tế, hiện trường, v.v. cũng sẵn sàng chào đón bạn. Sau khoảng thời gian làm việc hiệu quả, bạn có khả năng được cất nhắc lên vị trí cao hơn. Trong tương lai không xa, bạn có thể mở rộng quan hệ và khởi nghiệp, tự điều hành doanh nghiệp riêng. Mức lương của nhân viên, quản lý, v.v. ngành Logistics dao động rộng, tùy thuộc vào năng lực bạn sở hữu.
>>> Xem thêm: Ngành Logistics là gì? Thu nhập Logistics cao hay thấp?
Như bất kỳ ngành nghề nào khác, mức lương ngành logistic sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm, vị trí công việc, địa điểm làm việc:
Theo dữ liệu của trang Salary Explorer (https://www.salaryexplorer.com/), trang web nghiên cứu và đưa ra các dữ liệu mức lương của người lao động thì mức lương trung bình của một người làm trong ngành Logistic có thể lên đến 13,100,000 VND trong 2 năm đầu kinh nghiệm. Từ năm thứ 2 đến năm thứ 5 là 16,500,000 VND và hơn 20 năm kinh nghiệm thì mức lương có thể là 30,100,000 VND.
Bài viết gốc xem tại: https://www.salaryexplorer.com/average-salary-wage-comparison-vietnam-logistics-manager-c236j6269
Tất cả chúng ta đều biết rằng giáo dục đại học tương đương với mức lương cao hơn, nhưng bằng cấp có thể thêm bao nhiêu tiền vào thu nhập của bạn? Chúng tôi đã chia nhỏ mức lương theo trình độ học vấn cho vị trí Giám đốc hậu cần để so sánh.
Cùng với đó, trang này cũng chia sẻ thêm, mức lương trung bình của một Logistics Manager chuyên nghiệp sẽ có mức lương như sau:
- Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông: 15.900.000 VND.
- Bằng chứng chỉ, văn bằng tại chức: 17.900.000 VND, cao hơn 13%
- Bằng cử nhân logistic: 23.600.000 VND, cao hơn 32%
- Bằng thạc sĩ logistic: 29.200.000 VND, cao hơn 24%
Để theo đuổi ngành Logistics, bạn cần một tinh thần chịu đựng áp lực cao. Điều này là lẽ dĩ nhiên, không có công việc nào là không đem lại áp lực. Bạn sẽ phải đối mặt với những tình huống như làm thêm giờ khi mùa cao điểm tới, khối lượng hàng hóa cần vận chuyển tăng cao hoặc bị khiển trách vì hiệu quả quản lý chưa đúng ý muốn của cấp trên.
Mỗi khâu trong Logistics là một mắt xích quan trọng, do đó, bạn cũng cần sự cẩn thận, tỉ mỉ khi tiến hành mọi công đoạn. Tính kỹ lưỡng sẽ giúp bạn đảm bảo chuỗi cung ứng diễn ra trơn tru, mượt mà và đúng quy trình. Ngược lại, bạn có khả năng gặp rắc rối nếu xem thường chi tiết và làm việc qua loa.
Năng động, nhạy bén cũng là tố chất cần thiết ở một người học Logistics. Môi trường hối hả buộc bạn phải nhanh nhẹn và sẵn sàng chủ động trong mọi tình huống. Ngoài ra, giỏi ngoại ngữ, tin học sẽ giúp bạn tiến xa hơn trên hành trình tìm kiếm vị thế vững chắc.
Trước khi bước vào lĩnh vực Logistics, hãy trang bị cho mình kiến thức nghiệp vụ. Khối kiến thức đồ sộ hỗ trợ bạn nắm bắt công việc nhanh hơn và làm việc hiệu quả hơn. Song song đó, đừng quên rèn luyện kỹ năng mềm, chính thái độ mới là nhân tố quyết định việc bạn có được tin tưởng, trọng dụng hay không.
Lối tư duy lành mạnh, đúng đắn cũng quan trọng không kém. Dù ở môi trường nào, làm việc với ai, miễn bạn sở hữu bộ óc tư duy hiện đại, thông minh thì bạn sẽ dễ dàng thăng tiến, tăng thu nhập.
Tóm lại, Logistics là ngành học đầy triển vọng. Thông qua bài viết, Eurorack tin rằng bạn đọc đã hiểu hơn về chủ đề học Logistics ra làm gì? Hãy suy nghĩ cẩn thận và quyết tâm với mục tiêu của mình, chắc chắn bạn sẽ không thất vọng khi lựa chọn lĩnh vực này.