Tin tức

Muốn mở đại lý sơn cần chuẩn bị những gì?

16:13 PM, 24/11/2023

Sơn là ngành hàng kinh doanh vẫn còn rất tiềm năng. Bởi lĩnh vực xây dựng hoặc trùng tu nhà cửa luôn diễn ra trong đời sống và bao giờ cũng cần đến sản phẩm chính yếu là sơn để tô thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà. Nhận thấy cơ hội thị trường tiềm năng đó, hiện nay đã có sự xuất hiện của khá nhiều các đại lý sơn từ dọc các tuyến đường phố cho bến vùng thôn quê. Vậy để chớp lấy thời cơ này thì người có mong muốn mở đại lý sơn cần trang bị những gì? Chúng tôi sẽ đề cập rất cụ thể bên dưới đây.

mở đại lý sơn
Eurorack chia sẻ một số kinh nghiệm khi mở đại lý sơn

Tình hình kinh doanh ngành sơn hiện nay

Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh mặt hàng sơn tại Việt Nam đang diễn ra khá sôi động. Trong đó có các thương hiệu lừng lẫy, khuấy đảo thị trường Việt trong nhiều năm qua như: Dulux, Jotun, Mykolor, Kova, Nippon, v.v. Để nâng cao nguồn lực nhằm kéo gần khoảng cách giữa thương hiệu với người dùng, các công ty sơn đã có chính sách mở cửa cấp phép cho các cá nhân, đơn vị mở đại lý sơn. Như vậy đã mạnh nay còn mạnh hơn, nhờ số lượng cửa hàng tăng đều qua các năm, thậm chí là các quý, tháng.

Theo một số báo cáo cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành sơn công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua là tăng rất nhanh và mạnh cụ thể ghi nhận tăng từ 383 triệu USD vào năm 2018 lên đến 459 triệu USD vào cuối năm 2022. Chưa dừng lại ở đó theo một số chuyên gia về kinh tế nhận định rằng từ năm 2025 thì thị trường sơn sẽ còn tăng mạnh mẽ hơn nữa. Do yếu tố lạm phát qua đi, chính phủ có các gói hỗ trợ kích cầu thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển trở lại. Đây là hiệu ứng tích cực cho lĩnh vực xây dựng cụ thể là các dự án bất động sản nhà cửa, chung cư.

4 yếu tố căn bản cần chuẩn bị khi mở đại lý sơn

Thật đau đầu khi muốn mở đại lý kinh doanh sơn, nhưng có quá nhiều kiến thức, khiến bạn khó thể nào biết được đâu mới là thứ thật sự cần, để có kế hoạch chuẩn bị từ trước. Thông qua 6 yếu tố mà chúng tôi tổng hợp dưới đây, bạn sẽ dễ dàng thiết lập nên một cửa hàng đại lý sơn vừa hợp pháp, vừa sở hữu được mô hình kinh doanh an toàn và hiệu quả giúp đạt mức doanh thu ổn định.

Nhà cung cấp sơn uy tín chất lượng

Không phải nhà cung cấp mặt hàng sơn nào cũng có chính sách cấp phép cho các nhân, đơn vị, tổ chức kinh mở cửa hàng đại lý. Chính vì vậy để ký được hợp đồng với các nhãn hàng sơn, bạn phần phải có được thông tin của các công ty đang có nhu cầu tìm đối tác mở đại lý sơn. Từ đó mới có được những buổi thương lượng về việc xin cấp phép bán hàng. (để nhận được cái gật đầu, bạn cần thể hiện được năng lực của mình thông qua kiến thức, trình độ bán hàng, quản lý, v.v.)

Song song với đó bạn cũng cần phải lựa chọn cho mình một đơn vị cung cấp sơn chất lượng thì mới có thể tránh được những xung đột. Từ đó mới có thể đi lâu dài, bởi hiện nay đã có không ít trường hợp trường hàng giả nhái, kém chất lượng, hay chỉ vì lợi nhuận mà chất lượng của nước sơn có phần bị giảm đi do có sự pha chế. Bên cạnh đó là đừng quên hỏi về chính sách ưu đãi dành riêng cho đối tác kinh doanh là gì bạn nhé.

lựa chọn nhà cung cấp sơn uy tín
Lựa chọn nhà cung cấp sơn uy tín để có để hợp tác kinh doanh lâu dài

Nguồn vốn cần thiết cho hoạt động

Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn? Là câu hỏi thường rất được quan tâm khi ai đó có ý định mở đại lý sơn. Và nguồn vốn này cần được chi tiêu vào những hạng mục nào? Qua đó bạn mới có thể ước tính được con số cụ thể.

  • Tiền vốn nhập hàng

Khi mới là đối tác kinh doanh hầu như các nhãn hàng sẽ không cho bạn ứng trước lô hàng rồi mới thành toán sau. Thay vào đó là bạn cần phải bỏ tiền ra để nhập hàng về. Số tiền này có thể tương đối lớn, vì vậy bạn cần chuẩn đủ hoặc là nhiều hơn để có thể thực hiện xoay lô nhằm đảm bảo duy trì công việc buôn bán ổn định.

  • Chi phí cho mặt bằng

Số vốn chi tiêu cho việc thuê mướn mặt bằng cao hay thấp tùy thuộc vào vị trí thuê và diện tích. Tuy nhiên để thuận tiện cho việc ghé cửa hàng cũng như không gian rộng rãi cho khách hàng dễ dàng tham quan và chọn màu. Thì mặt bằng của bạn nên nằm ở những vị trí đẹp như mặt tiền đường, ngã 3, hay nơi tập trung đông dân và có diện tích tối thiểu từ 100m2.

  • Chi phí cho tiền lương nhân viên

Tiền thuê nhân viên cũng là một con số bạn phải cộng vào nguồn vốn. Nhân viên ở đây có thể bao gồm nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý, nhân viên bảo vệ, nhân viên kho, nhân viên giao hàng, v.v. Trong đó chưa bao gồm phí kể đến như tiền thưởng theo doanh số.

  • Vốn trang bị cơ sở vật chất

Chi phí đầu tư vào trang thiết bị cho cửa hàng cũng chiếm dụng khá nhiều nguồn vốn của bạn. Nó bao gồm kệ trưng bày, đèn điện, quạt máy lạnh, camera, bàn ghế tiếp khách, quầy thu ngân, v.v. Bên cạnh đó là đa dạng các mặt hàng mẫu trưng bày để tăng tính trải nghiệm cho khách hàng.

kệ trưng bày cho cửa hàng sơn
Sử dụng kệ trưng bày để phân loại màu sơn cho cửa hàng
  • Chi phí vốn duy trì hàng tháng

Là số vốn mà bạn dùng để chi tiêu cho các khoảng để duy trì hoạt động của cửa hàng như, điện nước, internet, v.v.

Thiết bị đảm bảo PCCC an toàn

Để đảm bảo an toàn cho con người và tài sản thì PCCC là yêu cầu bắt buộc tại các cơ sở có tổ chức hoạt động kinh doanh buôn bán. Vì vậy các thiết bị như bình chữa cháy, lối thoát hiểm, biển báo, hệ thống báo cháy cùng với một số thiết bị chuyên dụng khác là thứ mà cửa hàng của bạn cần phải trang bị.

Giấy phép kinh doanh mặt hàng sơn

Để hoạt động một cách minh bạch, hợp pháp và tuân thủ các điều khoản của nhà nước chính phủ. Thì chủ đại lý sơn cần phải đến cơ quan gần nhất để tiến hành làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh. Tùy theo cấp bậc đại lý mà bạn mong muốn thì sẽ có các loại giấy phép như: Công ty cổ phần, công ty TNHH, hộ kinh doanh.

Những rủi ro có thể gặp phải khi mở đại lý sơn

Song song với những điều tích cực và lợi ích nhận được từ đại lý kinh doanh sơn. Nó vẫn còn tồn tại những rủi ro mà người chủ cửa hàng có thể gặp phải. Dưới đây là 3 rủi ro thường gặp.

Rủi ro về pháp lý

Khi thấy cửa hàng của bạn ăn nên làm ra, các đối thủ của nhãn hàng cố tình tuồn hàng kém chất lượng vào hệ thống của bạn bằng cách cho nhân viên tiếp thị và đưa ra mức giá thấp mà còn được hưởng những ưu đãi để trở thành khách hàng thân thiết. Nếu thấy cái lợi trước mắt, bạn quyết định hợp tác cùng họ, khi đó bạn sẽ vướng vào 2 vấn đề như sau:

  • Đối với mặt hàng kém chất lượng, khách hàng sẽ bày tỏ sự phẫn nộ bằng cách kiện tụng, tố cáo và tẩy chay sản phẩm từ đại lý của bạn.
  • Vi phạm chính sách cấp phép độc quyền với bên nhãn hàng ban đầu bạn đã ký hợp đồng. Bạn có thể bị họ tước giấy phép và phạt tiền.

Như vậy nếu bạn muốn bán sơn của nhiều hãng hàng khác nhau để tạo sự lựa chọn đa dạng cho người dùng tại khu vực. Bạn cần phải có buổi thương thảo với nhà cung cấp về việc chỉ cấp phép bán sản phẩm của họ mà không phải là cấp phép độc quyền.

Rủi ro trong quản lý

Để kinh doanh mặt hàng sơn hiệu quả, bạn cần phải có kế hoạch quản lý hàng tồn chặt chẽ. Điều này giúp kiểm soát thời hạn sử dụng của các thùng sơn. Bên cạnh đó trong quá trình quản lý bạn sẽ nhận ra mã sơn nào được tiêu thụ nhiều nhất, mã sơn nào tồn kho nhiều nhất. Từ đó có được kế hoạch cho vòng đặt hàng tiếp theo. Nếu trao quyền cho người không có năng lực quản lý thì hiệu quả kinh doanh sẽ ngày càng đi xuống.

>>> Xem thêm: Cách quản lý kho vật tư hiệu quả tránh thất thoát.

quản lý số lượng sơn tại cửa hàng
Quản lý cửa hàng sơn có vai trò quan trọng trong việc mang lại hiệu quả kinh doanh

Rủi ro thiếu vốn

Sau khi đầu tư một số vật dụng cần thiết cho cửa hàng cũng như lô hàng nhập đầu tiên, thì dường như số tiền vốn đã dần cạn kiệt. Trong khi đó các khách hàng mua sơn thường là khách lẻ và họ cũng gánh chịu nhiều chi phí trong quá trình xây nhà. Vì vậy số tiền mua sơn họ xin tạm hoãn đến cuối tháng hoặc cộng dồn đến khi hoàn tất công trình sẽ thanh toán. Khi đó sẽ tạo ra nỗi khó khăn cho chủ đại lý là thiếu vốn để tái đặt hàng từ nhà cung cấp hoặc chi trả cho các khoản phí để duy trì hoạt động.

Trên đây là những thông tin quan trọng mà bạn cần biết và cần chuẩn bị để mở đại lý sơn. Không có công việc nào là dễ dàng, nếu bạn chuẩn bị cho mình đủ kiến thức cần thiết để thực hiện một công việc nào đó thì dù có khó cũng hóa đơn giản và ngược lại. Vì vậy ngoài những vật dụng, thiết bị và yếu tố cần có để hoạt động kinh doanh, bạn cần phải nắm rõ những rủi ro có thể xảy ra. Để từ đó thiết kế cho mình một kế hoạch để đối phó với nó nhé. Chúc bạn thành công.

Ý kiến của bạn