Tin tức

Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng Khó hay Dễ?

16:16 PM, 07/10/2022

Doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro Chuỗi cung ứng sẽ là chìa khóa thúc đẩy họ gặt hái thành công trên thương trường. Với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, thách thức đến từ bên trong lẫn bên ngoài ngày càng nhiều, quản trị rủi ro còn là sự sống còn của cả doanh nghiệp.

Xem thêm: 

 

quản trị rủi ro chuỗi cung ứng
 

6 nhóm rủi ro chính trong Chuỗi cung ứng

Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng đang trở thành nhiệm vụ ưu tiên của nhiều doanh nghiệp. Đánh giá, xử lý và kiểm soát mức độ các rủi ro ảnh hưởng đến Chuỗi cung ứng nói thì đơn giản, nhưng thực tế lại là bài toán nan giải khiến không ít chủ đầu tư đau đầu. Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định đâu là rủi ro sẽ đe dọa đến hiệu quả kinh doanh của tổ chức.

1. Rủi ro vật tư

Đứt quãng nguồn cung ứng vật tư là thách thức lớn cho doanh nghiệp sản xuất. Lúc này, không chỉ hoạt động sản xuất bị gián đoạn, mà toàn bộ chuỗi cung ứng đều phải đối mặt tình huống trì trệ.

2. Rủi ro giá cả

Thị trường biến động nhanh với những thay đổi đột ngột khó lường, trượt giá có thể diễn ra bất ngờ thách thức hoạt động cung ứng. Việc thay đổi chính sách giá cả đột ngột khiến khách hàng hoài nghi về sản phẩm doanh nghiệp cung cấp.

sơ đồ chuỗi cung ứng
Sơ đồ mô phỏng hoạt động diễn ra trong một chuỗi cung ứng hoàn thiện
 

3. Rủi ro chất lượng

Rủi ro chất lượng có thể diễn ra vì thùng hàng bị móp, bị dính nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn hàng bên trong. Rủi ro này trực tiếp tác động đến uy tín thương hiệu. Do đó, nó đòi hỏi phương pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm duy trì và ổn định trước những thay đổi bất thường.

4. Rủi ro hàng tồn kho

Làn sóng dự trữ tồn kho bù đắp tình trạng thiếu hụt hay giá cả tăng cao đang diễn ra mạnh mẽ.

Tồn kho ở đây nên được hiểu là hàng hóa sẽ được tiêu thụ như thế nào? Chúng không đơn thuần là lượng hàng hóa lưu trữ trong kho. Trường hợp tồn kho dư thừa gây lãng phí chi phí, trong khi tồn kho ít ỏi khiến doanh nghiệp không thể tối ưu lợi nhuận tối đa. Vấn đề là nên tồn kho mặt hàng nào, sản lượng bao nhiêu là hiệu quả chi phí và lợi nhuận cao nhất?

quản trị tồn kho
Hệ thống kệ lưu trữ Eurorack giúp quản trị hàng tồn kho hiệu quả trên từng mét vuông nhà kho
 

5. Rủi ro vận chuyển

Vận chuyển là một trong những hạng mục quan trọng trong Chuỗi cung ứng. Rủi ro có thể đến từ sự cố vận chuyển hàng muộn hoặc chuyển hàng sớm. Rủi ro này đều khá quan trọng. Nếu không quả lý hiệu quả, gánh nặng chi phí gia tăng là điều khó tránh khỏi.

Ở khía cạnh khác, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến đánh giá tiêu cực của khách hàng về doanh nghiệp. 

6. Rủi ro đến từ lỗ hổng thông tin

Đây là rủi ro tưởng chừng như phạm vi ảnh hưởng ít ỏi, nhưng trên thực tế lại chiếm sức ảnh hưởng lớn. Lỗ hổng thông tin đẩy chi phí quản lý 5 rủi ro kể trên gia tăng. Bởi mọi quyết định đều được căn cứ dựa trên kết quả quản lý thông tin, đúng chứ!

quản trị thông tin kho hàng
Lỗ hỏng thông tín khiến các quyết định trong vận hành Chuỗi cung ứng sai lệch, hiệu quả kém
 

Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng - Cách tiếp cận và Hướng giải quyết khôn ngoan

Doanh nghiệp cần chủ động bám sát và thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn và các biện pháp nghiệp vụ ngăn chặn các rủi ro đe doa trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Chuỗi cung ứng. Dưới đây là 7 trong số những biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả nhất 2022:

1. Xuất phát điểm từ khâu thu mua đầu vào

Để có một quá trình cung cấp hiệu quả, nhà quản trị cần thiết lập sự cân bằng giữa việc đáp ứng nhu cầu thị trường và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Chúng bắt nguồn từ cách lập kế hoạch thật chi tiết, cụ thể là khâu thu mua đầu vào.

Việc định vị các nguồn nguyên vật liệu, thị trường cung ứng tiềm năng là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động thu mua. Định vị tốt tạo bước đệm cho quá trình sản xuất tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Trong một vài trường hợp, nên xét đến việc hợp tác với ít nhà cung cấp hơn thay vì ra quyết định gom hàng ở nhiều nơi. Bởi điều này giúp doanh nghiệp thu mua được nguồn hàng chất lượng với cam kết chắc chắn và đồng bộ hơn, dù ở bất cứ đâu.

2. Dự báo biến động nhu cầu & Dự trữ

Việc quản trị và tránh rủi ro trong khâu này rất quan trọng bởi mục đích cuối cùng của doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận. Trong khi nhân tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp chính là hàng hóa.

Dự báo biến động thị trường, lên phương án ứng phó kịp thời, doanh nghiệp chủ động trong quá trình cung ứng nhờ nguồn hàng tồn kho sẵn.

quản trị rủi ro logistics
 

3. Vận chuyển hàng hóa

Phải chọn ra được phương thức vận chuyển phù hợp đối với từng loại hàng, từng địa điểm giao nhận để giao hàng đúng số lượng, đúng chất lượng và đúng vị trí với chi phí thấp nhất, tránh những rủi ro không đáng có… gây thất thoát tài sản, thiệt hại doanh thu của doanh nghiệp và giảm uy tín khách hàng.

4. Kiểm soát tình hình giá

Khả năng dự báo mạnh mẽ có thể giúp các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng dự đoán chính xác hơn nhu cầu thị trường cần. Dự báo chính xác hơn để đưa ra các quyết định về giá cả hợp lý. Thuyết phục thị trường mua hàng với một mức giá hợp lý là những gì doanh nghiệp cần.

5. Kiểm soát thông tin

Có thể nói, thông tin là “chìa khóa” cho hệ thống quản trị rủi ro. Nếu thông tin chuẩn xác, việc quản trị sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Doanh nghiệp cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn, đồng thời phải biết tích hợp chúng. Trong đó, cơ sở dữ liệu phải đồng bộ hóa từ khâu mua nguyên vật liệu, sản xuất đến lưu kho và phân phối.

6. Tận dụng sức mạnh từ Công nghệ - Trang thiết bị hiện đại

Tận dụng công nghệ để hỗ trợ định hướng tính chất công việc trở nên dễ dàng hơn. Giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là những sai phạm trong quy trình bốc xếp, giao nhận hàng.

Bài học rút ra, doanh nghiệp cần thiết lập cho mình một hế thống giám sát, quản lý chặt chẽ để hoạch định sản phẩm đến tay khách hàng với chất lượng an toàn cùng thời gian nhanh nhất.

7. Dự đoán rủi ro có nguy cơ

Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu luôn hiện hữu, chưa kể lạm phát đang diễn ra làm gia tăng rủi ro mà các tổ chức phải đối mặt. Thay vì đưa mình vào tâm thế bị động, doanh nghiệp cần dự báo và lập kế hoạch quản trị chuỗi cung ứng kịp thời, chính xác, giảm thiểu rủi ro không đáng có có thể xảy ra.

Trong khuôn khổ bài viết này, Eurorack sẽ cùng bạn tìm hiểu những rủi ro trong Chuỗi cung ứng và Cách doanh nghiệp nên làm thế nào để giảm thiểu thiệt hại thấp nhất. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích để bạn vận dụng vào thực tiễn.

Ý kiến của bạn