Công nghệ sơn tĩnh điện đang “lên ngôi” và dần chứng minh được vị trí của mình trong cơ chế thị trường hiện nay. Cái tên không còn quá xa lạ với nhiều người nhưng không phải ai cũng hiểu hết về quy trình cũng như lợi ích mà sơn tĩnh điện mang lại.
Mục lục nội dung: |
Khái niệm:
Sơn tĩnh điện thực chất là việc phủ một lớp nhựa dẻo lên bề mặt các chi tiết cần phủ bằng phương pháp tích điện cho bột sơn nhằm tạo nên liên kết bền vững với các chi tiết cần phủ
Phân loại sơn tĩnh điện: Dưới đây là 2 dạng sơn tĩnh được sử dụng phổ biến hiện nay.
1. Dạng khô: sử dụng sơn bột, phù hợp với các vật liệu từ thép, nhôm, thép mạ kẽm, nhôm hay đồng.
Ưu điểm: nếu bột sơn không được sử dụng hết có thể dùng phần sơn thừa cho quá trình sử dụng sau đó, do đó tiết kiệm chi phí và an toàn với môi trường.
Nhược điểm: chi tiết trước khi được phun sơn khô cần phải được làm sạch và sấy khô như vậy sơn mới có thể bám được lên lâu được.
2. Dạng ướt: là dạng sơn trực tiếp không cần phải sử dụng dung môi.
Ưu điểm: có khả năng bám được trên nhiều loại vật liệu.
Nhược điểm: chi phí cao do phải dùng dung môi, khả năng tái sử dụng và thu hồi kém; gây ô nhiễm môi trường do chứa các tạp chất làm hại cho tầng ozon.
Với những ưu điểm vượt trội, hiện nay sơn bột là loại sơn được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất.
>>> Xem thêm: Phân biệt sơn tĩnh điện đen nhám và đen bóng.
Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm cần sơn, để lớp sau có thể bám được và lâu trên bề mặt chi tiết, bước trước tiên là cần loại bỏ đi các vết dầu, vết dơ, gỉ sét hoặc lớp sơn cũ
Vật liệu sau khi được làm sạch bề mặt sẽ được đưa vào lò sấy khô để sấy khô hơi nước còn bám trên vật liệu, nhiệt độ lò sấy lúc này tầm 120ᵒC và được vận hành trong vòng từ 10 đến 15 phút.
Bước 2: Tiến hành phun sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn tĩnh điện hoạt động dựa trên nguyên lý tĩnh điện ma sát. Để bột sơn và vật liệu có thể hút nhau dễ dàng, người ta sẽ tạo một luồng điện cao áp 40kV ~ 100kV để tích điện (+)/(-) cho bột sơn còn vật cần sơn sẽ được tích điện trái dấu với bột sơn.
Khi bột sơn đi qua súng tĩnh điện nó sẽ được tích điện tích (+)/(-) tại đầu phun kim, điện tích này sẽ bị hút dần về phía điện tích (-)/(+) ở đầu vật cần sơn, lúc này nhờ lực hút của các icon điện tích, bột sơn bám được trên vật liệu.
Bước 3: Xử lý sau khi sơn tĩnh điện sản phẩm sau khi đã được tiến hành phun sơn tĩnh điện, bạn phải đem chúng đi sấy khô, nhiệt độ sấy dao động tầm 180ᵒC đến 200ᵒC.
Lúc này bột sơn sẽ chảy ra và bám vào bề mặt chi tiết tạo nên liên kết vô cùng bền vững, giúp lớp sơn bám chắt hơn.
Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm sơn
Thực hiện công tác kiểm tra xem sản phẩm sơn có đạt chuẩn hay không, sau đó tiến hành đóng gói kết thúc quá trình sơn tĩnh điện.
Lưu ý: Vật liệu phun sơn tĩnh điện cần phải được làm nóng ở nhiệt độ cao để lớp sơn mới bao phủ tốt trên vật liệu, vì thế mà phương pháp này thường chỉ áp dụng được cho các vật phẩm làm sắt sắt, thép, thép mạ kẽm, nhôm hay đồng.
Sản phẩm sau khi được xử lý qua hệ thống sơn tĩnh điện đều sẽ đem lại nhiều lợi ích hấp dẫn và kệ chứa hàng cũng thế.
Về kinh tế: 99% bột sơn được sử dụng triệt để, nếu dư thừa có thể được sử dụng để thực hiện quy trình sơn tiếp theo, quy trình sơn tĩnh điện không cần sơn lót nên thời gian hoàn thiện sản phẩm nhanh hơn, nhu cầu sử dụng được đáp ứng nhanh chóng
Bên cạnh đó, hệ thống phun sơn đa số được vận hành tự động, nên sẽ có giá thành thấp hơn các loại sơn khác từ đó tối giảm chi phí đầu từ, đồng thời doanh nghiệp còn tiết kiệm được một khoảng chi phí lớn do không phải thuê thêm nhân công
Về chất lượng: sơn tĩnh điện giúp cho vật liệu có được lớp bảo về “vững chãi”, từ đó nâng cao tuổi thọ bên trong của nó, đồng thời giúp nó tránh nguy cơ bị oxi hóa, ăn mòn khi gặp hóa chất hay thời tiết xấu
An toàn với môi trường: sơn tĩnh điện không dùng dung môi nên không có tác nhân gây ô nhiễm môi trường và con người, trong khi các hợp chất trong những loại sơn khác có chứa nhiều tác nhân gây hại đến tầng ozon cũng như tốn nhiều chi phí cho việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải công nghiệp hiện đại.
>>> Xem thêm: Pallet sơn tĩnh điện chất lượng cao.
Để đảm bảo kệ chứa hàng được sơn tĩnh điện có chất lượng tốt, bạn hãy vận dụng ngay những phương pháp dưới đây:
Dùng thiết bị hỗ trợ
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thiết bị hỗ trợ kiểm tra chất lượng sơn tĩnh điện, dụng cụ này có thể giúp bạn.
+ Kiểm màu và độ dày của màu sơn.
+ Kiểm tra độ che phủ.
+ Kiểm tra độ bóng.
Quan sát bằng mắt thường
Dùng mắt để so sánh với các màu sơn tĩnh điện, xem xem kiểm tra lỗi trên bề mặt sơn tĩnh điện lớp sơn có bao phủ hết các góc cạnh của chi tiết hoặc dùng màu mẫu chuẩn để so sánh, phương pháp này cũng có thể giúp bạn kiểm tra được chất lượng sơn tĩnh điện hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ của Eurorack hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về công nghệ sơn tĩnh điện hãy liên hệ ngay chúng tôi để được giải đáp kịp thời nhé!