Tin tức

Phân biệt sơn tĩnh điện đen nhám và đen bóng

13:40 PM, 13/11/2023

Sơn tĩnh điện là từ khóa không còn quá xa lạ với người dùng hiện nay. Bởi nó được ứng dụng khá rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo. Nhằm gia tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm cũng như tính chắc chắn và bền bỉ của chúng để có thể sử dụng trong một khoảng thời gian dài. Vậy Sơn tĩnh điện đen nhám là gì? Có sự khác biệt nào giữa sơn nhám và sơn bóng? Quy trình phủ màu sơn này lên bề mặt sản phẩm kim loại sẽ được thực hiện ra sao. Cùng Eurorack tìm hiểu sâu hơn ở nội dung bên dưới.

sơn tĩnh điện đen nhám
Tìm hiểu về sơn đen nhám tĩnh điện để tìm sự khác biệt so với sơn đen láng
 
Mục lục nội dung:

Định nghĩa sơn tĩnh điện đen nhám

Sơn tĩnh điện đen nhám hay còn được gọi với cái tên là đen mờ. Đây là một phương pháp tạo lớp phủ lên bề mặt kim loại hiện đại và được ứng dụng phổ biến hiện nay. Thông qua một số dụng cụ cần thiết như máy tạo áp suất, điện tích, đầu phun và thành phần chính không thể thiếu là bột sơn tĩnh điện. Mà lớp sơn sẽ được bám chắc chắn trên bề mặt, tạo một sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, gia tăng tuổi thọ hiệu quả.

Lợi ích của sơn tĩnh điện đen mờ

Sử dụng sơn đen nhám mờ giúp mang lại rất nhiều giá trị lợi ích cho người sở hữu. Dưới đây là 3 lợi ích tuyệt vời nhất.

Tăng độ bền cho sản phẩm chính

Kim loại là vật có tính dễ bị ăn mòn (oxi hóa) trước các nhân tố môi trường ẩm ướt. Vì vậy sơn tĩnh điện đen nhám sẽ giúp bảo vệ cho bề mặt của sản phẩm có chất liệu bằng kim loại một cách tốt nhất, thông qua cơ chế gây kìm hãm phản ứng hóa học oxit sắt. Ngoài ra đặc điểm nổi bật của sơn nhám và khả năng bám dính bền chặt, vì lẽ đó chúng rất khó bị bong tróc hay phai màu nếu sử dụng ngoài trời.

Tạo tính thẩm mỹ cho sản phẩm

Như chúng ta cũng đã biết, màu đen thể hiện sự bí ẩn, tối giản, sang trọng và đẳng cấp. Chính vì thế khi sử dụng để phủ lên bất cứ một vật phẩm nào cũng đều giúp mang đến ánh nhìn cuốn hút, lý thú và tạo sự hiếu kỳ. Từ đó tạo sự thỏa mãn cho người dùng về việc sở hữu cho mình những món đồ có tính thẩm mỹ cao.  

sơn tĩnh điện cho đồ nội thất
Tạo thẩm mỹ cho kệ sắt trang trí văn phòng với sơn đen nhám tĩnh điện

Không gây hại cho môi trường

Khác hẳn với một số phương pháp xử lý bề mặt sản phẩm kim loại khác. Ở sơn tĩnh điện đen mờ có tính thân thiện và kém gây ảnh hưởng đến môi trường bởi chúng không phải sử dụng các chất hóa học, dung môi hay chất lỏng khác để thực hiện sơn hoặc xi mạ. Bên cạnh đó phương pháp này cũng không tạo ra các chất thải độc hại nào từ đó mức độ gây ô nhiễm môi trường dường như là không có.

Lĩnh vực ứng dụng sơn tĩnh điện đen nhám

Hiện nay sơn tĩnh điện đen được phân thành 2 loại: Sơn đen nhám có sẵn và sơn đen nhám theo yêu cầu. Tùy vào nhu cầu thực tế mà người dùng sẽ có sự lựa chọn cho phù hợp. Dưới đây là 3 lĩnh vực ứng dụng sơn đen mờ phổ biến nhất.

Sản xuất thiết bị lưu kho hàng hóa

Thiết bị lưu kho hàng hóa bao gồm các sản phẩm như sau: Kệ chứa hàng, pallet sắt, xe đẩy kho hàng, cầu thang di động, v.v. Đặc thù của các dòng sản phẩm này là thường xuyên phải tải hàng hóa trong kho với các mức khối lượng nhất định. Để không bị cong võng bề mặt của thiết bị, hạn chế vết trầy xước hay gỉ sét để có thể sử dụng lâu dài hơn nhằm tiết kiệm chi phí về sau cho việc bảo dưỡng. Thì người ta thường sử dụng đen nhám sơn tĩnh điện để bảo vệ bề mặt của những thiết bị này.

kệ chứa hàng sơn tĩnh điện đen bóng
Eurorack sản xuất giá kệ sắt để hàng sơn tĩnh điện đen bóng, chất lượng cao, giá tốt

Trang trí cho nội thất nhà cửa

Tại các gia đình, văn phòng, hay trường học có trang bị những vật dụng được làm từ kim loại như bàn ghế, cửa tủ, giá đỡ thì không thể thiếu màu sắc đen nhám của sơn tĩnh điện. Bởi nó tạo ra một không gian sống, học tập và làm việc một cách năng động, năng xuất. Bên cạnh đó còn giúp giữ tính ổn định cho màu sắc bởi chú trọng đến vấn đề về vệ sinh, lau chùi thường xuyên mà vẫn đảm bảo chất lượng, không gây hại cho sức khỏe.

Làm đẹp cho phụ tùng phụ kiện xe

Để gia tăng vẻ đẹp cho tổng thể của chiếc xe, người chủ sở hữu thường lựa chọn màu sơn đen nhám để phủ lên các phụ tùng  như mâm xe, ốc vít, lốc máy, ghi đông, v.v. cùng với nhiều phụ kiện khác. Một sự thật hiển nhiên mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy là tỷ lệ người sử dụng xe cộ có màu sơn đen là chiếm đa số. Như vậy có thể kết luận người dùng có dành sự quan tâm đặt biệt đến vẻ đẹp của ngoại hình chiếc xe mà họ sở hữu bằng cách lựa chọn màu sơn đen cho nó. Đôi khi nó cũng được kết hợp với những màu khác để tạo điểm ấn khác biệt.  

Quy trình sơn tĩnh điện đen nhám

Các vật dụng cần thiết để thực hiện sơn tĩnh điện màu đen mờ là máy nén khí, súng phun (đầu phun), bột sơn đen nhám, máy tạo điện tích 2 chiều. Thông qua các bước sau mà màu sơn sẽ được phủ bền chặt lên bề mặt sản phẩm.

Bước 1: Vệ sinh bề mặt sản phẩm

Để đảm bảo bề mặt đang ở trạng thái sạch sẽ và mới nhất. Người kỹ thuật sẽ thực hiện vệ sinh lau chùi sản phẩm nhằm loại bỏ các chất bụi bẩn, các vết gỉ sét, các chất dầu mỡ còn bám trên bề mặt của chúng.

Bước 2: Làm khô

Sau khi vệ sinh, sản phẩm cần được hong khô trước khi tiến hành đưa vào buồng sơn.

Bước 3: Tích điện cực 2 chiều

Đây là bước khác biệt ở phương pháp sơn tĩnh điện so với sơn thông thường. Một cực của dòng điện sẽ được tích vào bề mặt kim loại, một cực còn lại sẽ được tích vào bột sơn.

Bước 4: Tiến hành phun sơn

Khi 2 điện cực trong tiếp xúc với nhau tạo nên một lực hút mạnh mẽ. Khi đó bột sơn sẽ được phun phủ lên bề mặt của sản phẩm dưới lực nén của máy áp suất. Từ đó tạo nên một lớp sơn đen nhám bám cực kỳ chắc chắn và khó bong tróc.

Bước 5: Làm khô

Sau khi hoàn tất khâu sơn tĩnh điện thì sản phẩm tiếp tục cần được làm khô để đảm bảo có sự liên kết bền vững giữa bột sơn và bề mặt kim loại.

Phân biệt sơn tĩnh điện đen nhám và đen bóng

Hiện nay sơn đen trên thị trường được chia làm 2 loại là sơn đen nhám và sơn đen bóng. Chúng có một số đặc điểm để bạn có thể dễ dàng nhận biết như sau:

Sơn tĩnh điện đen nhám

Khi nhìn bằng mắt bề mặt màu đen của sản phẩm có phần hơi ngả sang màu xám. Khi sờ bằng tay thì lớp sơn có phần nhám hơn. Quan sát kỹ thì bạn có thể cảm nhận được trên bề mặt của lớp sơn là những hạt bột khô li ti. Chính vì vậy loại sơn này trông có vẻ gồ ghề, cứng cáp và mạnh mẽ hơn.

Sơn tĩnh điện đen bóng

Ngược lại, ở loại sơn đen bóng, màu sơn của chúng sẽ nổi bật hẳn bởi bề mặt sáng bóng và láng mịn. Có tính phản chiếu tốt khi ánh sáng rọi vào giúp làm tôn lên vẻ đẹp của sản phẩm. Màu sơn này thường sẽ mang lại cảm giác mềm mại hơn và bóng bẩy hơn so với đen nhám.

Nhìn chung nên sơn đen mờ hay đen láng? Thì đó là sự lựa chọn của người dùng để phù hợp với tính cách, sở thích. Không chỉ có màu đen mà bạn hoàn toàn có thể chọn lựa bất kỳ màu sắc nào mà bản thân yêu thích để yêu cầu các đơn vị gia công cho bạn.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về kỹ thuật sơn tĩnh điện đen nhám. Dựa vào nền sẵn có này bạn có thể dễ dàng phân biệt được 2 loại sơn nhám và bóng. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích.

Ý kiến của bạn