Hàng tồn kho ký gửi hoạt động khi một nhà bán lẻ thay vì mua hàng để sở hữu hợp pháp, họ lại thuê chúng. Bằng cách này, họ có hàng hóa và có thể bán chúng mà không phải lo lắng rủi ro ứ đọng. Tuy nhiên, tồn kho ký gửi gây ra không ít trở ngại cho doanh nghiệp. Hướng dẫn đầy đủ về hàng tồn kho ký gửi được trình bày trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn hoạt động này. Bạn cùng Eurorack tham khảo thêm bài viết bên dưới nhé!
Hàng tồn kho ký gửi đề cập đến một mô hình hoặc thỏa thuận kinh doanh giữa nhà cung cấp và nhà phân phối. Theo đó, người gửi hàng (nhà sản xuất, nhà cung cấp hoặc nhà bán buôn) đưa hàng hóa nhà bán lẻ để họ phân phối.
Người nhận hàng chỉ trả tiền cho người gửi hàng khi khách hàng mua hàng và được giữ lại lợi nhuận. Trong thỏa thuận ký gửi, người gửi hàng giữ quyền sở hữu hàng hóa cho đến khi hàng hóa chuyển giao quyền sở hữu cho người mua.
Xem thêm:
Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật mà hình thức tồn kho ký gửi đem đến cho người gửi hàng:
Các khoản phí liên quan đến lưu trữ, sở hữu hoặc giữ kho hàng hóa chiếm dụng không nhỏ dòng tiền của tổ chức. Trong khi đó, ký gửi cho phép người chuyển giao hàng hóa đến bên nhận ký gửi mà không phải giữ hàng, nên chỉ chịu một khoản chi phí tối thiểu.
Người gửi hàng có thể sử dụng hàng tồn kho ký gửi để đánh giá mức độ quan tâm đến sản phẩm của khách hàng thông qua kênh phân phối của bên nhận ký gửi.
Tận dụng mối quan hệ gần gũi của kênh phối giữa bên nhận ký gửi, bên ký gửi nắm giữ lượng thông tin có giá trị. Đánh giá khách quan nhu cầu thị trường. Bằng cách này, họ có thể kiểm tra xem có bao nhiêu nhu cầu đối với sản phẩm của họ.
“Sản xuất không dự trữ” Không còn là một thuật ngữ thuần túy về mặt khái niệm, mà đây còn là một trong những xu hướng kinh doanh phổ biến hiện nay. Ký gửi tạo cơ sở để cắt giảm chi phí và loại bỏ hàng tồn kho. Điều này cũng đồng nghĩa việc chuỗi cung ứng được tối ưu hóa.
Không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp. Tồn kho ký gửi còn sẵn sàng cho thấy thiện chí của người gửi khi giúp các nhà bán lẻ luôn trong tình trạng có sẵn hàng, nhưng lại không bị ràng buộc về mặt ngân sách.
Những người gửi hàng thực hiện mô hình hàng tồn kho ký gửi có thể tăng dòng tiền trong doanh nghiệp của họ. Điều này là do việc bán bớt một số hàng tồn kho cho khách hàng. Tùy thuộc vào mô hình sở hữu, có thể tạo không gian cho hàng tồn kho khác do nhà cung cấp quản lý. Sau đó sẽ giúp họ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
Khi một nhà bán lẻ nhận hàng tồn kho ký gửi, họ sẽ có nhiều loại hàng hóa phân phối hơn đến khách hàng.
Người nhận hàng ký gửi không phải gánh chi phí sở hữu sản phẩm hoặc tổn thất hàng tồn kho nào có thể xảy ra bởi quyền sở hữu được thỏa thuận do bên gửi hàng chịu trách nhiệm.
Khi một nhà bán lẻ càng tiếp thị và quảng bá các sản phẩm ký gửi, họ càng thiết lập được mối quan hệ với các nhà cung cấp vì cùng chung mục tiêu lợi nhuận.
Bên cạnh ưu điểm, tồn kho ký gửi cũng có những nhược nhất định như:
Sản phẩm ký gửi mới thường rất khó để bán chúng. Mặc dù hình thức này giúp doanh nghiệp gặt hái nhiều thành tựu. Nhưng chúng cần rất nhiều nỗ lực để bán được hàng.
Nhà bán lẻ sẽ phải trả các chi phí bổ sung như lưu trữ và bảo trì hàng hóa trong kho của họ. Ngoài ra, một số sản phẩm ký gửi có thể không còn tác dụng sau một thời gian nhất định khiến nhà bán lẻ khó bán chúng. Dẫn đến chi phí tồn kho tăng thêm và tổn thất cho nhà cung cấp.
Trong trường hợp các nhà bán lẻ có thể không thành công trong việc bán sản phẩm, người ký gửi có thể sẽ mất nhiều tiền hơn bình thường.
Việc theo dõi hàng tồn kho đang gặp khó khăn. Và việc thực hiện hạng mục ký gửi phù hợp là phương pháp hay nhất giúp bạn quản lý hàng tồn kho trở nên hiệu quả hơn.
Điều cần thiết là phải biết sản phẩm của bạn là gì? Khách hàng khác nhau ưa chuộng nhiều loại sản phẩm ra sao? Hiểu rõ điều này, khả năng chọn lọc và tiếp thị loại sản phẩm ký gửi phù hợp có khả năng cao đem lại hiệu suất tối ưu về mặt lợi nhuận.
Tốt hơn là nên có một kế hoạch sản xuất toàn diện để giúp bạn xác định lượng cung cấp cần thiết để đạt được điều này. Nó không chỉ giúp nhà bán lẻ tránh tình trạng dư thừa, còn giúp bên ký gửi tránh những gánh nặng tài chính không đáng có.
Chưa kể, người gửi hàng và người nhận hàng phải có hợp đồng do hai bên thoả thuận. Để duy trì lợi ích đôi bên, hợp đồng phải bao gồm ít nhất những điều khoản sau đây:
· Chính sách vận chuyển hàng hóa.
· Tỷ lệ hoa hồng bán hàng của thỏa thuận hàng tồn kho ký gửi.
· Chính sách hoàn trả được chỉ định chính xác (Áp dụng đối với hàng hóa không được bán).
Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về mô hình kinh doanh dựa trên hàng tồn kho ký gửi. Hy vọng bài viết là những thông tin hữu ích để bạn vận dụng vào thực tiễn. Đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết hay bổ ích của chúng tôi bạn nhé!