Sản xuất không dự trữ là xu hướng quản trị kho tất yếu, tuy nhiên đứng trước tình hình dịch Covid 19 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát cao, liệu đề xuất trên có thực sự khả thi?
Sản xuất không dự trữ là hệ thống mà ở đó tổ chức không có hoặc duy trì lượng tồn kho rất thấp. Chỉ số để duy trì được chỉ định chính xác với lượng hàng sẽ bán hoặc cần nhập kho. Định nghĩa hàng tồn kho không chỉ là những thành phẩm đợi bán mà còn là nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất...
Để xây dựng hệ thống sản xuất không dư trữ, hàng hóa phải được sản xuất và phân phối dựa trên nhu cầu tiêu thụ thực tế. Như vậy, để vận hành hiệu quả tổ chức cần có một giao diện tổng thể kiểm soát toàn bộ hoạt động trong chuỗi cung ứng. Xu hướng hiện nay doanh nghiệp khuyến khích cắt giảm chi phí ở mức thấp nhất các hoạt động liên quan.
Ứng dụng phương pháp sản xuất tinh gọn cải thiện hiệu quả quản lý doanh nghiệp: Chi phí cho tồn kho cực kỳ đắt đỏ, rủi ro hư hỏng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn hàng là điều khó tránh khỏi, nếu sản phẩm lưu kho vượt quá thời hạn sử dụng, bạn gặp rắc rối to.
Sản xuất không dự trữ sẽ giảm thiểu gánh nặng chi phí trong khâu bảo quản hàng hóa, bù đắp và giảm thiểu phương sai chi phí, cân bằng chi phí phát sinh và lợi nhuận tích lũy.
Áp dụng nguyên tắc sản xuất không dự trữ, gánh nặng nguyên liệu thô và hàng tồn kho được đẩy lùi xuống chuỗi cung ứng. Duy trì các mối quan hệ chặt chẽ trong chuỗi cung ứng là rất quan trọng, đảm bảo tất cả các quy trình tồn kho tối ưu hóa.
Dự báo hàng tồn kho là một khía cạnh phức tạp trong chuỗi cung ứng. Dự đoán cao hay thấp đều tác động trực tiếp đến dòng tiền.
Để dự trữ và quản lý tồn kho hiệu quả, các đơn vị sản xuất và kinh doanh hoạch định chính xác nguồn hàng cần dự trữ, thiết lập kế hoạch xuất nhập hợp lý. Hơn ai hết bộ phận sản xuất nắm rõ và phổ biến thông tin lượng hàng xuất nhập bình quân.
Có một sai lầm trong quan điểm của nhiều doanh nghiệp là chỉ thấy mặt bất lợi tồn kho mang lại, bỏ qua luận điểm tồn kho chính là yếu tố then chốt trên nền tảng mọi thương hiệu, ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Trước tình hình đại dịch Covid 19 vẫn còn tiếp tục gây khó khăn cho cuộc sống xã hội, tồn kho trong thời điểm hiện tại là xu hướng và nhiệm vụ tất yếu. Cân đối tồn kho là mắt xích quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ.
Ngăn chặn rủi ro hàng hư hỏng cũng như đảm bảo quá trình sản xuất và kinh doanh không bị ảnh hưởng bởi hàng tồn kho, hệ thống kho quản lý chuyên nghiệp tạo nên sự khác biệt. Quản lý dự trữ không phải là một thành tố riêng lẻ mà chúng là tập hợp điểm giao thoa giữa hoạch định và quản lý nguồn hàng, nhiều yếu tố kết hợp tạo nên cầu nối vững chắc gia tăng giá trị thành công chuỗi cung ứng.
Một giá kệ thông minh giúp bạn tận dụng hiệu quả không gian hiện có, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát, quản lý hàng tồn kho. Chưa kể, với kho hàng yêu cầu lưu kho số lượng lớn, kho tích hợp sẽ cho phép bạn kết hợp nhiều hệ thống lưu trữ hiện đại cùng nhau, từ đó tối ưu kho chứa của bạn.
Xem thêm: 8 lỗi cần trách để quản lý kho hàng hiệu quả
Trên cơ sở đưa ra kế hoạch dự phòng hợp lý tránh tình trạng ứ đọng, bao gồm kế hoạch nhập hàng, phân bổ luồng hàng cùng đòn bẩy thúc đẩy doanh số. Quản lý tồn kho sẽ là nút thắt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phục hồi kinh tế trong bối cảnh Đại dịch Covid 19 còn tiếp diễn phức tạp.
Một hệ thống quản lý có tính linh hoạt cao đáp ứng yêu cầu của bạn đối với hiệu suất vận hành kho.
Sản xuất không dự trữ hay đơn giản là không tồn kho, một trong những chiến lược kinh doanh hầu hết tổ chức đều mong muốn. Tuy nhiên, không có một công thức chung hay một chuẩn mực riêng biệt cho hoạt động sản xuất dự trữ hoặc không dự trữ, bởi chúng hoàn toàn phụ thuộc vào định hướng phát triển cùng đặc tính từng lĩnh vực, từng ngành hàng. Dẫu vậy nâng cao năng lực quản lý tồn kho vẫn là chuẩn mực riêng làm nên thành công cho chuỗi hoạt động Logistics.
Doanh nghiệp có thể hoạt động có lãi mà không cần quản lý hàng tồn kho? Nhưng chính sản xuất dự trữ hàng tồn kho lại cung cấp một vùng an toàn chống lại sự không chắc chắn, đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng.
Tham khảo: