Bên cạnh siêu thị hay cửa hàng tiện lợi, bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa với lịch sử hình thành lâu vẫn dành được chỗ đứng nhất định trong lòng người tiêu dùng. Sôi động cũng đồng nghĩa "đường đua" trên thị trường bán lẻ cạnh tranh là vô cùng khốc liệt. Và nếu không muốn bị bỏ lại phía sau, nhà bán lẻ truyền thống phải toan tính cho mình những "nước cờ" đột phá.
Tình trạng bành trướng của siêu thị khiến mô hình bán lẻ truyền thống bị lấn lướt. Nhiều cửa hàng tạp hóa và chợ truyền ngày càng vắng bóng, buộc phải rời khỏi cuộc chơi.
Không ít lời e ngại rằng bán hàng truyền thống sẽ mất chỗ đứng dù có nhiều cải tiến, vì thiếu cách tổ chức chuyên nghiệp từ khâu quản lý, trưng bày, tiếp thị trực tiếp tại điểm bán, thông tin giá cả. Đến mạng lưới phân phối dù rộng nhưng chưa tương xứng với yêu cầu đa dạng của thị trường.
Trên thực tế, bán lẻ truyền thống bộc lộ nhiều khuyết điểm: Thiếu tính kết nối với công nghệ và kỹ thuật hiện đại; Thiếu tinh thần đoàn kết, tình trạng cạnh tranh còn nhiều; Tình trạng bán phá giá, khuyến mãi không lành mạnh, trực tiếp "cướp" khách hàng của nhau khá phổ cập, dẫn đến liên kết mỏng và dễ dàng bị kênh hiện đại chiếm dụng.
Chưa kể, cuộc chiến trên thị trường bán lẻ còn là sàn đấu giữa các tập đoàn bán lẻ trong nước và nước ngoài. Những thương hiệu ngoại có tên tuổi với lợi thế: kho vận tốt, nguồn vốn dồi dào, cơ sở vật chất và trình độ kỹ thuật hiện đại, mạng lưới phân phối xuyên biên giới cùng bài học kinh doanh quốc tế đang lăm le xâm lấn "sân nhà" doanh nghiệp bán lẻ nội địa.
Xem thêm: Chợ truyền thống sẽ ra sao trước sự lấn át của Siêu thị
Khi đánh giá chất lượng của mô hình bán lẻ truyền thống, khách hàng sử dụng 5 điểm C: Convenience, (Thuận tiện), Cost (Chi phí), Choice (Lựa chọn), Cleanliness (Sạch sẽ) và Condition (Điều kiện).
Thuận tiện là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất mà khách hàng dùng để đánh giá chất lượng của điểm bán lẻ. Các yếu tố như khoảng cách gần nhà, ra vào dễ dàng và số lượng sản phẩm, tất cả đều góp phần làm cho cửa hàng trở nên thuận tiện.
Giá thành là một trong những yếu tố chính khách hàng dùng để đánh giá chất lượng của một điểm bán lẻ, dù dưới hình thức kênh truyền thống hay kênh hiện đại.
Ngày nay, người tiêu dùng đánh giá cao giá trị cảm nhận hơn giá trị nhận được trên thực tế. Do đó, việc hoạch định giá bán có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh của cửa hàng.
Giá thấp thường chỉ ra sản phẩm chất lượng thấp, trong khi giá cao hợp lý đồng nghĩa hàn chất lượng cao. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Vì một số cửa hàng đưa ra mức giá thấp nhờ sở hữu ưu thế nguồn hàng trực tiếp từ nhà cung cấp, đại lý mà vẫn đạt được hiệu quả kinh doanh cao.
Đa dạng sự lựa chọn là chìa khóa quan trọng. Điều này có nghĩa là có sẵn nhiều loại sản phẩm, cũng như các nhãn hiệu khác nhau trên cùng dòng sản phẩm đó. Trái lại, khách hàng có thể rời đi và tìm kiếm lựa chọn thay thế nếu cảm thấy bị giới hạn sự lựa chọn.
Một cửa hàng đầy ắp các kệ hàng hay cách trưng bày nhếch nhác khiến khách hàng ấn tượng xấu về cửa hàng. Vì vậy, sạch sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của kênh bán lẻ truyền thống. Để duy trì mức độ hài lòng cao, hãy giữ cửa hàng của bạn luôn ngăn nắp, luôn có hàng và luôn sạch sẽ nhất.
Nếu thứ gì đó hết hàng hoặc không có ở cửa hàng, chúng thực sự sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Tồn kho quan vẫn quan trọng không kém. Một cửa hàng được tổ chức tốt với hạng mức tồn kho ổn định, đảm bảo cung ứng nhanh ghi nhận hiệu quả kinh doanh cao.
Ngoài những giá trị khách hàng vẫn nhận được từ sản phẩm, hãy nâng cao giá trị gia tăng đến họ. Muốn vậy, cửa hàng phải có chiến lược tính toán kỹ lưỡng. Mục tiêu lợi nhuận đi kèm chi phí phân bổ cho các hoạt động tiếp thị tại điểm bán, xúc tiến hay hoạt động cung ứng.
Kênh bán lẻ truyền thống dành nỗ lực tập trung chứng minh với người tiêu dùng nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, giá cả bạn đang cung cấp hoàn toàn đáng tin cậy. Những bài học ứng biến linh động với thị trường có thể giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Tham khảo:
Hãy nhớ rằng bằng cách hiểu cách khách hàng đánh giá về một điểm bán lẻ, có thể giúp bạn cải thiện chiến lược tiếp thị trực tiếp tại điểm bán. Dịch vụ bán hàng từ đội ngũ nhân sự là bài toán đầu tiên cần lời giải hoàn chỉnh.
Bài toán kinh tế cũng đặt ra yêu cầu trong vận hành và quản lý chuỗi bán lẻ sao cho tiết kiệm chi phí thấp nhất.
Mô hình bán lẻ truyền thống cần phát huy triệt để những ưu thế vốn có từ những điểm bán tốt nhất.
Cuộc đua bán lẻ kết thúc với lợi thế dành phần ai? Bán lẻ truyền thống liệu có chiếm được thế chủ động trên "sân nhà"? Hy vọng với những thông tin bài viết chia sẻ, sẽ giúp bạn phần nào đó hiểu rõ hơn về những biến động trong ngành hàng bán lẻ.