Nếu bạn là một người mới bước chân vào lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, chắc chắn đã đôi lần gặp phải tình huống đau đầu khi không phân biệt được thuật ngữ FOB và CIF. Về bản chất nó đều là một quy định được áp dụng trong việc giao vận, tuy nhiên nội dung cốt lõi bên trong nó lại có những điểm khác biệt. Chính vì vậy hãy cùng Eurorack tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ FOB là gì? Và so sánh sự giống và khác nhau giữa FOB và CIF ở bài viết bên dưới bạn nhé.
Mục lục nội dung: |
FOB là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Free On Board. Là một điều khoản giao hàng, có quy định quyền và trách nhiệm giữa các bên liên quan trong thương mại quốc tế (người bán và người mua). Căn cứ theo bộ quy tắc này sẽ phân chia rõ ràng trách nhiệm của người bán sẽ được diễn ra đến đâu và tại vị trí nào trách nhiệm đó sẽ được chuyển giao lại cho người mua. Để hiểu rõ hơn, tại mục chi phí chúng tôi sẽ giải thích cụ thể hơn.
Là từ viết tắt của cụm “Cost, Insurance, Freight”. Được hiểu là tiền hàng, tiền bảo hiểm và cước phí vận chuyển. Trong hợp đồng ngoại thương, điều kiện CIF vận chuyển hàng hóa sẽ được thực hiện bởi hơn 90% là đơn vị bán hàng. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm nhiều thời gian và công sức cho công cuộc tìm kiếm đối tác là nhà cung ứng dịch vận tải cũng như bảo hiểm.
>>> Xem thêm: 5 mô hình logistics phổ biến hiện nay.
Để tính được mức giá cụ thể cho FOB và CIF chúng ta cần phải xác định được trách nhiệm của mỗi đối tượng trong từng điều kiện. Dưới đây là nội dung chi tiết.
Giá FOB là mức giá được thiết lập tại cửa khẩu của nước người bán. Nó bao gồm chi phí vận chuyển từ nhà máy ra cảng, thuế nhập khẩu và các loại phí liên quan đến thủ tục xuất khẩu. Và người mua phải có nghĩa vụ chi trả toàn bộ chi phí về vận chuyển hàng từ cảng đến cửa khẩu nước người mua, chi phí bảo hiểm và thuế nhập khẩu.
Công thức tính: Qua khái niệm trên chúng ta sẽ có được công thức tính giá FOB như sau:
Giá FOB = Tiền hàng + phí vận chuyển và bốc xếp tại cảng xuất + phí thuế hải quan xuất khẩu + chi phí liên quan đến những điều kiện riêng tại cảng người bán (phí kiểm dịch, phí kho bãi, v.v.).
Về phần giá CIF có phần khác biệt so với FOB. Các điều khoản CIF quy định rằng, bên bán phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản phí từ cảng xếp đến cảng dỡ hàng. Và người mua có trách nhiệm thanh toán lại đủ số tiền như đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Dưới đây là công thức tính giá CIF.
Công thức tính:
Giá CIF : Tiền hàng + tiền bảo hiểm + phí cước vận chuyển + Chi phí liên quan (thuế xuất khẩu, phí hoàn thiện thủ tục hải quan).
>>> Xem thêm: Giải pháp tối ưu logistics tiết kiệm chi phí trong chuỗi cung ứng.
Để có thể hiểu rõ hơn bản chất của 2 điều khoản vận chuyển hàng quốc tế trong hợp đồng xuất nhập khẩu, bạn cần nắm rõ thông tin về sự giống và khác giữa FOB và CIF.
2 Thuật ngữ ngày đều là điều khoản trong Incoterms được ban hành để phân loại quyền và trách nhiệm cho từng đối tượng tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh đó còn là điều kiện để các bên có thể dễ dàng xác định được mức giá của dịch vụ.
FOB và CIF đều có điểm chuyển giao rủi ro là tại cảng xếp.
Tại nước xuất khẩu, người bán sẽ tự thực hiện và hoàn thành các thủ tục về khai báo hải quan. Và tương tự người mua sẽ tự hoàn thành các thủ tục về nhập khẩu.
Theo quy định của điều kiện FOB, thì người bán chỉ chịu trách nhiệm trả chi phí cho lô hàng xuất khẩu trước khi hàng hóa được đưa lên tàu (bao gồm: Phí vận chuyển từ kho ra cảng, phí xếp hàng lên tàu). Còn về chi phí vận chuyển đường biển, chi phí bảo hiểm sẽ do người mua thực hiện chi trả ngay sau khi hàng đã được đưa lên tàu. Và đương nhiên, hãng tàu và cảng tàu nhập khẩu cũng sẽ do người mua chỉ định.
Khi sử dụng dịch vụ vận chuyển theo điều kiện FOB, người bán và người mua đều có nhiệm vụ và trọng trách riêng để quá trình giao thương trở nên thuận lợi hơn và đáp ứng kịp thời thời gian mà cả 2 bên đã thỏa thuận. Dưới đây là nhiệm vụ cụ thể của từng đối tượng.
Chuẩn bị hàng hóa và vận chuyển an toàn đến cảng để xếp dỡ lên tàu. Tùy vào hàng hóa cũng như địa chỉ của cảng mà người bán sẽ có trách nhiệm lựa chọn phương tiện cho phù hợp.
Hoàn thành các thủ tục hải quan, giấy tờ khai báo thuế xuất khẩu.
Cung cấp dữ liệu về đơn hàng cho bên mua.
Báo cáo tình hình đơn hàng đã được chuyển lên tàu thành công và chờ gửi đi.
Chịu hoàn toàn rủi ro về hàng hóa sau khi đã được đưa lên tàu.
Thanh toán chi phí vận chuyển đường biển.
Thanh toán chi phí mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Thanh toán chi phí xếp dỡ tại cảng đến.
Chỉ định thông tin cảng dỡ chính xác cho người bán.
Làm thủ nhập nhập khẩu và đóng thuế nhập khẩu.
Như vậy thông qua bài viết này bạn đã một phần nào đó hiểu hơn về thuật ngữ FOB là gì? Cũng như các đặc điểm để phân biệt với CIF. Ngày nay lĩnh vực vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới là rất quan trọng, nó góp phần mang lại sự tăng trưởng cho nền kinh tế của một quốc gia. Đồng thời mang lại mang lại những mặt hàng có mức giá cả phải chăng để người dùng có thể sẵn sàng chi trả. Việc của người làm kinh doanh là lựa chọn hình thức vận chuyển nào cũng như nắm rõ các điều khoản trong Incoterms sẽ là điều kiện tiên quyết để tạo nên sự cạnh tranh trên thị trường.