Ngày nay để bảo vệ cho bề mặt của các vật phẩm được làm từ sắt thép, người ta thường ứng dụng thêm phương pháp mạ kẽm. Trong đó nó được phân làm 2 loại phổ biến là mạ kẽm điện phân và mạ kẽm nhúng nóng. Vậy chúng có sự khác biệt như thế nào và dựa vào các đặc điểm nào để đánh giá được chất lượng cũng như độ bền của từng loại. Mời bạn tiếp tục theo dõi nội dung bên dưới đây.
Mục lục nội dung: |
Hình thức xử lý mạ kẽm điện phân có phần tương tự với sơn tĩnh điện. Chúng đều được thực hiện bao một lớp phủ lên bề mặt của vật phẩm kim loại thông qua đầu phun cùng với một số dụng cụ bổ trợ khác như máy nén khí, điện cực, v.v. Tuy nhiên điểm khác ở đây là mạ kẽm điện phân, dùng hóa chất kẽm lỏng để phun lên bề mặt kim loại. Thông thường người thực hiện xếp thiết bị thành các hàng đều nhau hoặc treo lên các giá đỡ và tạo một khoảng cách giữa chúng. Nhằm đảm bảo lớp phủ được dàn trải đều lên toàn bộ bề mặt của sản phẩm.
Nhược lại, ở mạ kẽm nhúng nóng, người kỹ thuật sẽ thực hiện đưa sản phẩm sắt thép vào bể (hồ) kẽm đã được nung chảy dưới nền nhiệt cao từ trước đó. Nhằm để lớp kẽm bao phủ toàn diện lên bề mặt của chúng. Mặc dù khâu thực hiện diễn ra khá dễ dàng, tuy nhiên chúng lại mang sự nguy hiểm cực kỳ cao. Vì thế đòi hỏi các cơ sở phải có đầy đủ trang phục bảo hộ mới có thể hoạt động. Và các hệ thống xử lý chất thải từ phương pháp này cũng sẽ là điều kiện bắt buộc.
Cùng mang cho mình chung một chức năng, chung một mục đích. Tuy nhiên chúng lại có những điểm khác nhau về cách thức thực hiện, thời gian mạ, tính tương thích và giá cả. Cụ thể được thể hiện sự sau:
Xi mạ kẽm điện phân dùng hóa chất kẽm lỏng phun trực tiếp lên bề mặt của sản phẩm, thông qua áp suất và điện tích, lớp kẽm sẽ bám chắc vào bề mặt kim loại. Ngược lại mạ kẽm nhúng nóng lại được nhúng trực tiếp xuống bể chứa kẽm nóng chảy. Thông qua nền nhiệt cao làm giãn nở cấu trúc bề mặt kim loại từ đó giúp lớp kẽm bám chắc vào bề mặt kim loại mỗi khi thực hiện động tác “nhúng xuống – kéo lên”.
Khi thực thi phương pháp điện phân thời gian diễn ra sẽ nhanh chóng hơn chỉ từ 5 -10 phút. Trong khi đó thời gian mạ kẽm nhúng nóng lại chiếm đến 30-45 phút. Có một nhìn nhận thực tế là khâu chuẩn bị dụng cụ và xử lý xi mạ điện phân có phần rườm rà hơn. Tuy nhiên lại mất ít thời gian hơn vì chúng là hóa chất lỏng sau khi khử phun chỉ cần hong khô ngoài không khí một thời gian ngắn là đã hoàn thiện. Trong khi đó nhúng nóng có mức nhiệt khá cao đến hơn 400 độ C, vì thế khâu thực hiện nhanh chóng nhưng thời gian làm nguội lại mất nhiều thì giờ hơn mới có thể hoàn thiện.
Đối với điện phân, tất cả sản phẩm được làm từ kim loại đều được mạ kẽm một cách dễ dàng mà không có yêu cầu gì về cấu trúc của chúng. Tuy nhiên ở hình thức nhúng nóng, thì đồ vật cần mạ kẽm lại có phần kén chọn hơn. Chúng chỉ được chấp nhận mạ nóng nếu cấu trúc bề sản phẩm có độ dày lớn, để tránh làm biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Giá thành của kỹ thuật mạ kẽm điện phân có phần rẻ hơn vì chỉ tốn ít nguyên vật liệu kẽm, không phải trang bị một số trang phục bảo hộ cũng như hệ thống xử lý chất thải. Ngược lại với những đặc điểm của điện phân, mạ nhúng nóng lại có giá thành cao hơn. Đọc đến đây, chắc bạn cũng có thắc mắc tại sao thực hiện điện phân lại tiêu tốn ít nguyên liệu hơn đúng không. Chúng tôi sẽ giải đáp nó ở ngay phần dưới dây.
Để đánh giá độ bền của cả 2 hình thức bảo vệ bề mặt các đồ dùng được làm từ kim loại. Chúng ta sẽ dựa trên 3 yếu tố:
Độ phủ là tỷ lệ bao phủ của lớp kẽm trên bề mặt của sản phẩm. Đối với xi mạ kẽm điện phân, lớp kẽm chỉ được phun lên bề ngoài của sản phẩm, còn sâu bên trong lõi nó sẽ bị hạn chế. Bên cạnh đó nhúng nóng sẽ giúp cho lớp kẽm được phủ trọn 100% lên bề mặt sản phẩm, vì khi nhúng xuống hồ kẽm, chất lỏng có khả năng tràn vào bên trong lõi của chúng. Chính yếu tố này khiến tốn kém nguyên liệu hơn so với hình thức điện phân.
Nếu xét về yếu tố này thì mạ kẽm nhúng nóng lại được đánh giá là vượt trội hơn. Cấu trúc bề mặt kim loại sẽ được giãn nở khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, vì thế kim loại kẽm sẽ len lỏi vào các khe hở của nguyên tố sắt từ đó tạo nên một liên kết bền vững, khó bong tróc. Mặc khác khi điện phân, lớp kẽm đơn giản sẽ chỉ được phủ lên bề mặt kim loại, chính vì vậy khi xảy ra các va chạm mạnh chúng rất dễ bị bong tróc.
Hãy liên kết với yếu tố “tính chắc chắn của lớp mạ kẽm” bạn sẽ thấy, khả năng làm tăng độ bền, tuổi thọ cho sản phẩm sẽ thuộc về mạ kẽm nóng. Khi đó đặc tính đàn hồi, chống cong võng ở một số vật dụng dùng để lưu trữ hàng hóa sẽ được kích hoạt. Mặt khác nếu đơn vị của bạn chỉ sử dụng thiết bị để phục vụ cho nhu cầu chứa hàng thông thường thì điện phân sẽ là giải pháp tối ưu hơn, vì chi phí để sở hữu sản phẩm mạ kẽm nóng là rất cao.
Để có được một sản phẩm mạ kẽm điện phân chất lượng đòi hỏi quy trình thực hiện phải đạt chuẩn. Dưới đây là quy trình 7 bước thực hiện xi mạ điện phân.
Bước 1: Vệ sinh các chất dơ, bụi bẩn và dầu mỡ còn bám trên kim loại.
Bước 2: Khử các vết gỉ sét còn tồn đọng trên bề mặt kim loại bằng axit.
Bước 3: Vệ sinh chuyên sâu bằng kỹ thuật khử dầu điện hóa.
Bước 4: Loại bỏ chất axit khi sử dụng để gây ức chế oxit sắt bằng việc trung hòa.
Bước 5: Tiến hành mạ kẽm điện phân.
Bước 6: Rà soát bề mặt sản phẩm để kiểm tra độ dày mỏng của lớp kẽm.
Bước 7: Làm khô.
Thấy được giá trị của việc bảo vệ tuổi thọ cho các sản phẩm kim loại dùng để hỗ trợ lưu trữ hàng hóa trong kho. Hiện nay các chủ doanh nghiệp đã ứng dụng phương pháp mạ kẽm điện phân một cách phổ biến. Dưới đây là 3 thiết bị thông dụng nhất.
Kệ kho là những khung giá đỡ được dựng đứng trên sàn kho nhằm tạo một không gian bảo quản và lưu trữ hàng hóa an toàn và ổn định. Đặc biệt với các kho hàng hoạt động trong môi trường kho lạnh, hay tại một số bến cảng mang không khí ẩm ướt khiến cho giá kệ mau chóng xuống cấp vì bị oxy hóa. Vì lẽ đó người sở hữu thường sử dụng điện phân để gây ức chế các tác nhân gây hại từ đó làm tăng tuổi thọ cho kệ thép một cách hiệu quả.
Pallet chứa hàng là một công cụ hỗ trợ chất hàng hóa lên những hệ thống kệ và đôi khi nó còn được dùng để vận chuyển hàng hóa. Thường xuyên di chuyển, thường xuyên tiếp xúc với những môi trường khác nhau từ kho thường đến kho lạnh. Vì thế người ta thường chọn cách xi mạ điện cho pallet để đảm bảo cho độ bền của chúng. Qua đó giúp giảm thiểu thời gian bảo dưỡng, bảo trì. Hiện nay pallet mạ kẽm Eurorack là một sản phẩm được rất nhiều đơn vị doanh nghiệp lựa chọn, bởi bên cạnh việc hỗ trợ lưu trữ mà còn là giải pháp an toàn cho hàng hóa cũng như người lao động nhờ khả năng tải nặng tốt, bền bỉ không gỉ sét và chống cong võng qua thời gian sử dụng.
Xe đẩy hàng là vật dụng không thể thiếu vì nó hỗ trợ di chuyển hàng hóa một cách dễ dàng linh hoạt trong kho. Chủ doanh nghiệp ứng dụng phương pháp điện phân kẽm cho xe đẩy để duy trì sự vận hành liên tục của chúng. Từ đó đảm bảo sự ổn định cho chuỗi cung ứng, tránh rủi ro gây tốn kém chi phí cho việc tu sửa.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mua xe đẩy kho hàng phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Qua bài viết này chúng ta có thể nhận thấy một điều là dù phương pháp mạ kẽm điện phân hay mạ kẽm nhúng nóng cũng đều có những ưu điểm, song song với đó còn tồn tại những điều hạn chế. Điều đáng đề cập đến nhất là sự phù hợp cho nhu cầu sử dụng của từng đơn vị. Bên cạnh đó lựa chọn cho mình được một nhà cung cấp uy tín để nhận được khung giá tốt nhất mà còn được hưởng các chính sách về dịch vụ bảo trì, bảo hành.
Để sở hữu những thiết bị lưu kho trọn gói có bao kèm dịch vụ xử lý bề mặt và chính sách bảo hành dài hạn từ 12- 36 tháng thì hãy liên hệ ngay đến Eurorack thông qua hotline: 0938 520 379 để được hỗ trợ chi tiết.