Tin tức

3 VẤN ĐỀ CHÍNH trong quản lý CHUỖI CUNG ỨNG

16:11 PM, 13/12/2022

25% yêu cầu Logistics được cung cấp bởi doanh nghiệp trong nước, 75% phần còn lại được quyết định bởi doanh nghiệp nước ngoài. Bài toán về quản lý chuỗi cung ứng lúc này không chỉ đảm bảo hàng hóa đến tay người dùng trong điều kiện lý tưởng, mà còn là công cụ tăng năng lực cho hàng hóa Việt Nam. Song trên thực tế, hạng mục trên vẫn chưa nhận đủ sự quan tâm.

quản lý chuỗi cung ứng là gì
Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
 

Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng là việc xử lý toàn bộ quy trình sản xuất, phân phối sản phẩm. Bắt đầu từ khâu nhập kho nguyên vật thô đến hoàn thiện thành phẩm và phân phối.

Bộ 3 nguyên tắc xây dựng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng chất lượng cao

1. Thiết kế quy trình làm việc minh bạch hơn

Khả năng hiển thị chuỗi cung ứng là bức tranh cho thấy toàn cảnh những gì đang xảy ra bên trong quy trình quản lý. Trên nguyên tắc vận hành thông minh, tiết kiệm chi phí và tối ưu thời gian thực.

Cách tốt nhất để đảm bảo chuỗi cung ứng minh bạch là sử dụng nền tảng kỹ thuật số. Bằng cách đó, dữ liệu được thu thập và xử lý đầy đủ, mang tính nhất quán cao. Giúp tổ chức có cái nhìn rõ ràng về cách sản phẩm được sản xuất và phân phối để đến với người tiêu dùng.

2. Phát triển chuỗi cung ứng dựa trên dữ liệu

Khả năng cập nhật và phân tích dữ liệu rất quan trọng để đưa ra chiến lược tổng thể. Trong khi, không thể có khả năng hiển thị chuỗi cung ứng nếu chỉ dựa vào phương pháp thủ công.

Khi chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phức tạp, theo dõi thông tin bằng ứng dụng số hóa càng trở nên cấp thiết. Ứng dụng số hóa là bước ngoặt quyết định chi phí vận hành thấp hơn, cung cấp quyền truy cập và phản ứng nhanh trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng.

3. Phát triển mối quan hệ hợp tác là điều cần thiết để quản lý chuỗi cung ứng

Mặc dù các nỗ lực số hóa làm chuỗi cung ứng thông minh và tiết kiệm chi phí hơn. Song, thách thức lại đến từ "nội bộ". Sự xung đột chủ yếu liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa các bên, khiến hoạt động trong kênh trì trệ. 

Vì thế nên, việc phát triển chuỗi cung ứng thông minh cần phải dựa trên mối quan hệ cộng sinh. Tạo ra sự phân công hợp lý, cho phép các bên có thể làm tốt nhất những gì họ cần. Đi kèm với đó là lợi ích thích đáng. Khi quy trình hiệu quả hơn, họ sẽ tối ưu hoạt động và đảm bảo chúng linh hoạt nhất có thể.

Chìa khóa để có chuỗi cung ứng linh hoạt

Không chỉ là khâu dự báo nhu cầu, sự linh hoạt mới là điều kiện mang tính quyết định. Vấn đề là: Làm thế nào để chuỗi cung ứng linh hoạt?

1. Lập kế hoạch nhu cầu: Xác định những chỉ số nào sẽ cung cấp thông tin chính xác cho dự báo của thị trường. Căn cứ trên nó, đưa ra kết quả dự đoán khả thi.

2. Chiến lược vận chuyển: Phương thức vận chuyển nào tối ưu nhất cho quy trình thực hiện. Cân nhắc chiến lược vận chuyển phù hợp, thiết lập phương thức vận chuyển liền mạch.

3. Tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng: Nắm bắt thông tin chi tiết về các điểm mù, lỗ hổng trên quy trình quản lý. Thiết lập quy trình xử lý cung ứng ngược để rủi ro là thấp nhất.

Xem thêm:

 

Cách phát hiện ĐIỂM MÙ trong chuỗi cung ứng

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả cho phép các công ty tiết kiệm chi phí. Trên thực tế, chuỗi cung ứng hiện đại cũng đặt ra nhiều thách thức hơn so với trước đây:

Hệ thống quản lý thông tin liên tục thu thập khối lượng lớn dữ liệu. Tình huống ngắt kết nối là thách thức trong việc ra các quyết định mang tính chiến lược.

Ngoài ra, cũng có nhiều điểm mù khác từ quy trình thao tác thủ công “ngốn” không ít nguồn vốn và làm lãng phí thời gian. Cho đến xung đột trong chính kênh nội bộ. Hay sự thiếu hợp tác giữa các bên liên quan: nhà cung cấp, nhà phân phối và nhà bán lẻ.

Bài học hàng tồn kho từ dịch bệnh trong quá khứ

Chuẩn bị cho sự phục hồi của chuỗi cung ứng không thể thiếu bài học trong quản lý tồn kho:

1. Đánh giá tổng số hàng tồn kho hiện có và hiểu rõ nhu cầu đặt hàng. Điều quan trọng là xác định chính xác các SKU được yêu cầu nhiều nhất. Ưu tiên tồn kho các mặt hàng này.

2. Sắp xếp và định hướng lại hàng hóa có nhu cầu luân chuyển trước. Thao tác vận chuyển một cách nhanh chóng đến điểm tập kích mong muốn.

3. Khi kho hàng hoạt động ổn định, hãy có kế hoạch kiểm kê rõ ràng trên nguyên tắc tập trung vào kiểm soát khả năng phát sinh lợi nhuận tối đa.

Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng đột nhiên bị gián đoạn? Dễ thấy nhất là hiện trạng nó khiến các đơn hàng không được thực hiện đúng kỳ hạn. Đó cũng chính là lý do vì sao doanh nghiệp Việt cần chủ động tiếp cận và xây dựng phương án quản trị Logistics và chuỗi cung ứng chuyên nghiệp, tránh tình huống "thua thiệt" ngay trên sân nhà.

Ý kiến của bạn