Tin tức

Thành phẩm là gì? Cách tính giá thành phẩm chính xác

14:37 PM, 06/12/2023

Đối với một doanh nghiệp sản xuất hoặc gia công thì việc sở hữu cho mình những thành phẩm là vô cùng quý giá. Nếu được quản lý tốt nó sẽ góp phần mang lại hiệu ứng tích cực về doanh thu và lợi nhuận. Vậy bạn đã hiểu hết ý nghĩa của thành phẩm là gì? Và bạn có biết cách xác định mức giá cho thành phẩm? Nếu chưa hãy cùng Eurorack đi tìm hiểu thật sâu vào những nội dung ở bài viết bên dưới nhé.

thành phẩm là gì
Cùng Eurorack đi tìm hiểu vệ khái niệm của thành phẩm là gì?
 
Mục lục nội dung:

Thành phẩm là gì?

Thành phẩm còn có tên gọi quốc tế là Finished Goods. Chúng là một loại sản phẩm đã hoàn tất quá trình sản xuất, và được thông qua các khâu kiểm định về mặt chất lượng và kỹ thuật để đưa vào kho lưu trữ. Thành phẩm có thể được tạo ra từ các đơn vị thuê ngoài hoặc do chính nguồn lực của công ty tự thực hiện. Tùy vào hàng hóa kinh doanh của công ty mà thành phẩm có thể dùng để bán đến cho người tiêu dùng, hoặc cũng có thể dùng để cung cấp cho các đơn vị thực hiện sản xuất.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hoặc là những người có trách nhiệm liên quan. Bạn cũng cần phải hiểu rõ về khái niệm và phân biệt được 2 thuật ngữ “thành phẩm là gì?” và “bán thành phẩm là gì?”. Từ đó mới có thể có những tính toán về mặt chi phí và cách thức quản lý sao cho phù hợp.

Quy trình quản lý thành phẩm đạt chuẩn

Để thực hiện công việc quản lý thành phẩm một cách hiệu quả, bạn cần phải có được 2 quy trình đạt chuẩn như sau:

Nhập kho thành phẩm

Để đảm bảo kho thành phẩm của bạn chứa những sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của đơn vị. Đồng thời thể hiện tính xác giữa hóa đơn đặt hàng so vo với thực tế. Đòi hỏi người thủ kho phải có trách nhiệm rà soát và kiểm tra thật kỹ lưỡng về thông tin, chất lượng của hàng hóa, trước khi quyết định ký nhận vào biên bản giao hàng.

Sau đó thành phẩm sẽ được chuyển đến nhà kho để tiến hành sắp xếp hàng hóa lên đúng vị trí của nó. Và người thủ kho có trách nhiệm cập nhật nhanh chóng số liệu về lô hàng nhập lên hệ thống, để các bộ phận khác có thể kịp thời theo dõi, nhằm phục vụ cho công việc kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi.

Xuất kho thành phẩm

Công đoạn xuất kho cũng khá quan trọng, nếu không được thực hiện chuẩn xác từ ban đầu sẽ gây ra rất nhiều rắc rối về sau như: Khiếu nại đổi trả hàng hóa, chịu thêm những chi phí về giao hàng bổ sung, v.v. Hay thậm chí là mất đi lòng tin từ khách hàng. Chính vì vậy khi nhận được phiếu mua hàng từ khách hàng, bộ phận kho cần phải đảm bảo số lượng tồn kho thực tế có đáp ứng đủ số lượng khách hàng cần dùng hay không.

Nếu đủ người làm nhiệm vụ phải kiểm tra chất lượng hàng tồn kho trước khi đóng gói. Bởi trên thực tế có những sản phẩm để tồn kho quá lâu gây ra những tình trạng hỏng hóc từ đó không đạt tiêu chuẩn để bán. Ngược lại tình huống không đủ số lượng, người kế toán kho phải có nhiệm vụ thông báo đến những người có liên quan để kịp thời xử lý. Tuyệt đối không được cố ý lấy mã thành phẩm tương tự khác bỏ vào để đủ số lượng. Điều này có thể gây ra những cái nhìn tiêu cực của khách hàng về công ty.

Ngoài ra bạn có thể xem thêm tất tần tật những thông tin xoay quanh về chủ đề “quản lý kho thành phẩm” thông qua bài viết: Cách quản lý và những điều cần lưu ý trong kho thành phẩm.

quản lý thành phẩm hiệu quả
Kiểm soát hàng xuất nhập kho kỹ lưỡng là quy trình quản lý thành phẩm hiệu quả

Cách tính giá thành phẩm đúng nhất

Xét về mức giá của thành phẩm, ta sẽ chia chúng làm 2 loại: Giá gốc thành phẩm và giá thành phẩm bán ra. Dưới đây là công thức tính cụ thể.

Giá gốc thành phẩm

Để tính được mức giá gốc, trước tiên bạn cần định hình lại nguồn gốc của thành phẩm từ đâu mà có. Từ việc thuê gia công hay dựa vào năng lực sản xuất sở hữu. Thông qua đó bạn có thể xác định các chi phí cụ thể, từ đó tính được mức giá tổng cho thành phẩm.

Chẳng hạn như thuê ngoài bạn cần lo về các chi phí như:  Chi phí nguyên liệu, chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển. Khi đó công thức tính giá gốc thành phẩm sẽ là:

  • Giá thành phẩm thuê gia công = Chi phí nguyên liệu + chi phí chế biến + chi phí vận chuyển.

Ngược lại khi công ty tự sản xuất, thì chi phí tính giá sẽ bao gồm nhiều hạng mục hơn như: Chi phí nguyên liệu, chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công, chi phí rủi ro, chi phí hao mòn tài sản cố định, kèm theo một số chi phí khác liên quan đến công việc cấu thành nên sản phẩm. Khi đó công thức tính giá gốc thành phẩm sẽ là :

  • Giá thành phẩm tự sản xuất: Chi phí nguyên liệu + chi phí nhân công + chi phí sản xuất liên quan.

Mặc dù bao gồm nhiều hạng mục tuy nhiên khi tính, người kế toán sẽ cộng gộp lại để dễ dàng quan sát và làm đẹp bảng báo cáo. Đồng thời để thể hiện tính minh bạch và dễ dàng đối soát, bên dưới phần tính giá sẽ là những chú thích rất rõ ràng và chi tiết về “chi phí sản xuất liên quan”.

Giá thành phẩm bán ra

Là mức giá có thể áp dụng để bán ra thành phẩm, nó bao gồm giá vốn (chi phí cộng gộp) và lợi nhuận mong muốn trên mỗi đơn vị. Dưới đây là công thức tính:

  • Giá bán ra thành phẩm: Giá vốn + (% lợi nhuận mong muốn x giá vốn).

Trong đó % lợi nhuận mong muốn là một con số tùy chỉnh của từng doanh nghiệp. Nó có thể bị thay đổi theo thời gian vì bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố thuộc về bên trong, hoặc bên ngoài tổ chức. 

công thức tính giá thành phẩm
Tồn kho cũng là một loại chi phí cần được cộng vào mức giá bán ra của thành phẩm

Thành phẩm và sản phẩm khác nhau như thế nào?

Hiện nay vẫn chưa có một sự so sánh chính thức nào về 2 thuật ngữ  thành phẩmsản phẩm. Bởi thực chất trong “Luật chất lượng sản phẩm và hàng hóa” chỉ có đề cập đến định nghĩa của 2 thuật ngữ sau:

  • Sản phẩm: Là kết quả của quá trình sản xuất, hoặc dịch vụ cung ứng. Nó được phục vụ cho mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.
  • Hàng hóa: Là sản phẩm được đưa vào thị trường để tiêu dùng, bằng hình thức mua bán, trao đổi, tiếp thị.

Phải chăng thành phẩm chỉ là là tên gọi chung mà chúng ta thường dùng để gắn mác cho những sản phẩm đã được hoàn thành trong giai đoạn sản xuất. Còn mục đích đằng sau nó phụ thuộc vào loại loại sản phẩm đó là gì? Và đơn vị sử dụng nó ra sao.

Chẳng hạn trong ngành sản xuất sắt thép, thành phẩm ở đây sẽ là những thanh sắt có cấu trúc hình hộp, hình trụ, thép miếng hay thép cuộn, v.v. Mặc khác trong ngành sản xuất giá kệ thì sắt thép chỉ là nguyên vật liệu được dùng để chế tạo nên những sản phẩm kệ để hàng hóa.

Như vậy thông qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về thành phẩm là gì? Cũng như cách thức quản lý hàng hóa trong kho để đạt hiệu quả cao. Đồng thời chúng tôi cũng đã chia sẻ cho bạn 2 cách tính giá cơ bản cho hàng thành phẩm. Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều cách định giá khác phức tạp hơn (đi kèm với đó là tính chính xác sẽ cao hơn). Vì vậy bạn có thể tham khảo từ nhiều nguồn, để có thể lựa chọn riêng cho mình một công thức phù hợp. Eurorack hy vọng bài viết này sẽ giúp trang bị thêm cho bạn những kiến thức hữu ích.

Ý kiến của bạn