Kỹ thuật tối ưu hóa chuỗi cung ứng nếu được tận dụng đúng cách có thể giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu chiến lược, giảm đáng kể chi phí hoạt động và đưa ra quyết định sáng suốt trong các tình huống phức tạp.
Vậy tiếp cận sao cho đúng và làm thế nào cân bằng giữa chi phí và lợi ích? Bài viết chia sẻ 5 cách tối ưu chuỗi cung ứng sau đây sẽ giúp bạn đạt hiệu quả tốt nhất.
MỤC LỤC NỘI DUNG |
Chuỗi cung ứng là toàn bộ quá trình gồm phát triển sản phẩm, thu mua nguyên vật liệu, sản xuất, đóng gói, hậu cận... Tóm lại, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả hoạt động liên quan mật thiết đến sản phẩm.
Nhiều người nhầm lẫn giữa thuật ngữ Chuỗi cung ứng (Supply Chain) và Hậu cận (Logistics), nhưng thực tế phạm trù của hai khái niệm trên là hoàn toàn khác nhau, thông tin chi tiết bạn có thể xem thêm tại đây
Bằng cách tối ưu các quy trình lưu kho, hậu cần và giao hàng, sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng, tiết kiệm chi phí lao động và thời gian thực hiện giao dịch.
Ngoài ra, chuỗi cung ứng cho phép bạn tập trung vào việc giữ mức tồn kho thích hợp, đáp ứng nhu cầu khách hàng, tránh dự trữ dư thừa hoặc lãng phí.
Tối ưu hóa chuỗi cung cấp cho phép tổ chức sản xuất hiệu quả, đúng đơn đặt hàng vào đúng thời điểm.
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng có nghĩa bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về tất cả các hoạt động và có thể phản hồi nhanh hơn, tăng sự hài lòng cho khách hàng.
Chuỗi cung ứng kết nối với tất cả các nhà cung cấp, đối tác và khách hàng. Việc hợp tác hiệu quả các đối tác thương mại đòi hỏi tổ chức phải chia sẻ giá trị đích thực.
Trên nền tảng kế hoạch dự kiến đưa ra quyết định nhanh hơn, thông minh hơn. Làm việc cùng nhau liên tục, giảm thiểu rủi ro.
Quản lý chuỗi cung ứng tích hợp là chia sẻ thông tin và phối hợp các nguồn lực cùng quản lý quy trình, hứa hẹn trở thành xu hướng quản lý Supply Chain trong tương lai.
Các kỹ thuật tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho phép bạn xây dựng quản lý chất lượng xuyên suốt quy trình sản xuất đầu cuối, từ nguyên liệu thô đến thành phẩm giao tận tay khách hàng.
Có nhiều yếu tố để lập kế hoạch chuỗi cung cấp, tất cả đều quan trọng để tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Đánh giá và điều chỉnh dựa trên kết quả thực tế, tăng cường lập kế hoạch tương thích từng thời điểm riêng biệt.
Theo đó, bạn có thể xác định vị trí tốt nhất cho nhà máy và nhà kho để đảm bảo việc cung cấp sản phẩm cho khách hàng một cách hiệu quả đồng thời giảm thiểu chi phí chuỗi cung ứng.
Quy trình tối ưu chuỗi cung ứng gồm 3 giai đoạn:
Quá trình tối ưu hóa chuỗi cung cấp hàng thường bắt đầu từ khâu phân tích dữ liệu, dự báo nhu cầu và lên kế hoạch sản xuất cũng như tồn kho tối ưu. Hoạt động thiết kế chuỗi cung ứng mô tả mục tiêu chiến lược, hoạch định nhu cầu.
Việc ra kế hoạch triển khai gồm nghiệp vụ mô phỏng các lịch trình cụ thể: kế hoạch vật tư, kế hoạch sản xuất, kế hoạch hàng tồn kho và điều phối cung cấp sản phẩm từ nhà cung cấp đến khách hàng. Theo đó, lấy yêu cầu cân bằng cung và cầu là điều kiện tiên quyết.
Hoạt động chuỗi cung ứng bao gồm: quản lý sản xuất, dự trữ hàng tồn kho, quản lý vận tải, quản lý thương mại đầu ra thông qua hệ thống quản lý đơn đặt hàng.
Công tác này nên chắc chắn hiệu suất sản xuất và phân phối các hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh nhất. Nỗ lực tối ưu chi phí là tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu trong môi trường cạnh tranh.
Định hướng cho việc quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi đảm bảo nguồn cung lâu dài. Giải pháp tìm nguồn cung ứng chiến lược đưa ra câu trả lời về nhà cung cấp nào, năng lực của nhà cung cấp như thế nào và đầu tư vốn ra sao?
Lợi ích của việc tối ưu hóa chiến lược còn bao gồm lượng năng lực lâu dài để hỗ trợ các mục tiêu chiến lược dài hạn của thương hiệu.
Bằng cách tận dụng hiệu quả chiến lược, doanh nghiệp ra quyết định trao công việc với các bên liên quan, đáp ứng yêu cầu sử dụng tổng chi phí hạ cánh thấp nhất trong khi vẫn đáp ứng ràng buộc phân bổ cho một nhà cung cấp.
Việc tối ưu hóa quyết định tìm nguồn cung cấp cho phép doanh nghiệp đưa ra lựa chọn tổng thể sáng suốt.
Việc duy trì chuỗi cung ứng ổn định đòi hỏi doanh nghiệp phải duy trì nguồn cung ứng đầy đủ. Nhất là khi thời kỳ đại dịch, nhiều công ty phải vật lộn với mặt cung hơn là cầu, phản ánh thực trạng nhiều công ty không duy trì đủ mức tồn kho thích hợp.
Một trong những lợi thế lớn nhất của việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả là tránh được tình trạng hư hỏng sản phẩm. Xu hướng quản lý tồn kho hiện ưa chuộng sự tối ưu từ các thiết kế giá đỡ nhiều tầng. Việc mở rộng không gian chứa hàng theo chiều ngang lẫn tận dụng hiệu quả chiều cao mái kho thích nghi với mật độ lưu trữ dày đặc.
Xem thêm: Quản lý hàng tồn kho như thế nào mới hiệu quả?
Logistics về cơ bản là nghệ thuật vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác. Theo đó, hàng hóa nhanh chóng đáp ứng nhu cầu khách hàng là mục đích cuối cùng.
Quản lý Logistics yêu cầu thời gian vận chuyển ngắn nhất, mức hư hỏng thấp nhất, chi phí đầu tư thấp nhất.
>>> Quản trị Logistics là gì? Bao gồm những hoạt động nào?
Cách tiếp cận dựa trên thử nghiệm có thể xác định hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng tại từng thời điểm nhất định.
Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động sau khi thực hiện chiến dịch tối ưu chuỗi cung ứng, đo lường và đánh giá hiệu quả ghi nhận từ thực tế sẽ giúp bạn xem xét và đánh giá hiệu quả chiến dịch, từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Liên tục cải tiến chiến lược và chiến thuật theo định kỳ như một phần của quá trình tối ưu hiệu quả hoạt động chuỗi cung cấp, đảm bảo sản phẩm luân chuyển hiệu quả nhất.
Hy vọng những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ về hướng dẫn cách tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0938 520 379 để được hỗ trợ chi tiết hơn!