Tính đến nay, logistics đã và đang phát triển rất mạnh mẽ tại thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, nó giúp cho việc giao thương giữa các quốc gia diễn ra thuận tiện hơn bao giờ hết, đây cũng là ngành đang được nhà nước ủng hộ và hỗ trợ thúc đẩy để vươn xa hơn nhằm tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế. Để đạt được điều đó nắm bắt xu hướng phát triển logistics và ứng dụng công nghệ là điều vô cùng quan trọng.
Mục lục nội dung: |
Mặc dù đối diện với 1 năm kinh tế đầy khó khăn khiến những doanh nghiệp hoạt động trong ngành logistics gặp nhiều thử thách vì thiếu đơn hàng. Tuy nhiên đối với một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa thì đây không phải là vấn đề gây ảnh hưởng đến kế hoạch định hướng phát triển trong tương lai của họ.
Số hóa quy trình chuỗi cung ứng giúp người gửi hàng dễ dàng theo dõi và quan sát lộ trình đơn hàng của họ đang được diễn ra như thế nào. Từ đó tiết kiệm thời gian giao dịch.
Chuyển dịch từ trạng thái bị động sang chủ động nhờ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các thiết bị máy máy hiện đại, trí tuệ nhân tạo sẽ dần thay thế bớt cho người lao động để tối ưu hóa quy trình vận hành, tạo sự đồng nhất giữa các khâu, qua đó tiết giảm nhiều chi phí.
Đầu tư ngoài tại các nước ổn định về tình hình chính trị để giảm đi sự đình trệ do bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến về thương mại lẫn quân sự giữa các Quốc gia. Việc này cũng tạo ra nhiều lợi thế như khoảng cách, sự tương đồng múi giờ qua đó tạo được thế mạnh cạnh tranh. Một phần đầu tư ngoài cũng giúp doanh nghiệp giảm chi phí cho xe rỗng ở chiều về.
Quản lý kho hiệu quả giúp cắt giảm và loại bỏ những khoản phí không cần thiết, thay vào đó là sự giám sát khắt khe để chi tiêu hợp lý hơn cho các hạng mục thu mua nguyên vật liệu, và một số chi phí duy trì hoạt động kho khác.
Giúp điều phối phương tiện vận chuyển phù hợp để tránh làm tăng chi phí lưu thông.
Đảm bảo người lao động luôn có việc làm và hàng hóa luôn sẵn sàng khi đến ngày xuất xưởng, giúp chuỗi cung ứng hoạt động trơn tru liên tục.
Công tác quản lý hàng hóa chặt chẽ giúp giảm thiểu tình trạng hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình nhập kho, lưu kho và vận chuyển.
Hàng hóa lưu thông nhập xuất được kiểm soát chặt chẽ, loại trừ được tình huống gây thất thoát hay nhầm lẫn.
Nhìn chung việc quản lý kho hàng trong logistics đóng vai trò quan trọng nhờ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình hoạt động trong kho, nâng cao năng xuất vận hành. Đây cũng là khâu được doanh nghiệp đổ nhiều chi phí nhất, để thông qua đó mang về kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh.
Logistics được hiểu đơn giản là các hoạt động thu mua, phân phối, quản lý tồn kho. Nếu các hoạt động này không được quản lý chặt chẽ sẽ gây ra nhiều vấn đề như đứt gãy chuỗi cung ứng do sự thiếu hụt hàng hóa hay thiếu sự kiểm soát dẫn đến làm hư hại sản phẩm buộc phải thu hồi đền bù hoặc sản xuất bổ sung.
Các công việc trong logistics nếu không được hoạt động tối ưu sẽ làm tăng chi phí, như chi phí tồn kho, chi phí nguyên vật liệu và chi phí cho thời gian vận hành. Khi chi phí quản lý kho hàng tăng đồng nghĩa với việc giá hàng hóa tăng. Chính điều này sẽ tạo nên tính kém khả năng cạnh tranh cho đơn vị.
Đối diện với lượng hàng quá lớn đòi hỏi kho chứa phải đủ diện tích cũng là điều khiến các doanh nghiệp phải đau đầu vì phát sinh thêm chi phí cho vấn đề mở rộng kho bãi.
Không có đơn hàng do không lấy được thiện cảm của khách hàng vì không thể hiện năng lực, thiếu tính chuyên nghiệp trong quản trị logistics như: Bảo quản hàng hóa kém an toàn, mất nhiều thời gian để lấy hoặc nhập hàng, không gian tù túng, bừa bộn, ẩm thấp, v.v.
Vẫn duy trì quy trình hoạt động cũ, trong khi đang trong thời đại công nghệ số hóa. Chính vì vậy không theo kịp tốc độ biến đổi thị trường ngành, đặc biệt là nhu cầu của khách hàng thay đổi nhanh chóng và liên tục theo từng ngày.
Vậy đâu mới là giải pháp tốt nhất để khống chế những thách thức đó một cách hiệu quả. Điều đó được trình bày bên dưới đây.
Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ phát triển nhanh một cách chóng mặt. Không chỉ riêng về thiết bị công nghệ điện tử và còn cả trong công nghệ cơ khí, tự động hóa trong sản xuất và quản lý. Sự tiến bộ đó giúp cho chủ doanh nghiệp, người hoạt động quản lý tối ưu được rất nhiều khía cạnh từ con người, thời gian, chi phí cũng như tính đồng bộ chuẩn xác.
Đặc biệt ứng dụng công nghệ mới trong logistics cũng là điều quan trọng hơn bao giờ hết nó giải quyết những nút thắt về tài chính, và nhiều vấn đề khác để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Công nghệ mới đó là:
Là hệ thống kệ chứa hàng công nghiệp, giúp khâu truy xuất hàng hóa giờ đây trở nên đơn giản hóa, không tốn quá nhiều thời gian và công sức để có thể tiếp cận được những món hàng nặng cồng kềnh. Vận tốc đáng kinh ngạc mà chúng tôi kiểm định được từ mẫu kệ tự động Shuttle là 35m/phút cho pallet đang chứa hàng nặng 3000kg.
Hàng hòa cũng được phân loại rõ ràng theo từng dãy chứa rất dễ nhận diện, khả năng tiếp cận hàng hóa là 100%, giúp số tồn kho được kiểm tra một cách chính xác nhất. Từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng chương trình xúc tiến để đẩy mạnh sản phẩm nào có số tồn nhiều nhất để đảm bảo tiêu thụ trước ngày sử dụng và tăng doanh thu.
Nhà kho sở hữu hệ thống để hàng như là lời khẳng định về vấn đề không lo không đủ chỗ chứa. Nó sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể diện tích nền, tận dụng tối đa khoảng không gian trên cao nhờ vậy sức chứa của nhà kho sẽ tăng lên từ 30-70%. Kệ kho hàng thông minh được đánh giá là giải pháp lưu trữ giúp tiết kiệm không gian nhất hiện nay.
Ngoài ra khoản lương chi trả cho người lao động cũng không hề nhỏ. Như vậy một nhà kho trang bị kệ để hàng giúp cho doanh nghiệp giảm đi gánh nặng về chi phí lương bổng vì nhân sự được giảm đi. Dù nhà kho có to lớn đến đâu, hàng hóa nhiều cỡ nào nhưng chỉ cần từ 3-4 người vận hành là đủ.
Như vậy có thể thấy, logistics rất quan trọng trong đời sống của chúng ta, nhờ nó mà cuộc sống con người dần được cải thiện, đất nước thì ngày càng đi lên nhờ được giao thương với các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Cao cả hơn, đây là nghề tạo nhiều công ăn việc làm nhất cho thế hệ trẻ. Chúng tôi hy vọng bài viết về xu hướng logistics sẽ giúp bạn tích lũy thêm kiến thức cho mình.
>>> Xem thêm: Học logistics ra làm gì? Những kỹ năng cần có để học logistics.